Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
526897

Báo cáo chuyên đề về tình hình phát triển và ứng dụng chữ ký số của Bộ thông tin và truyền thông

Ngày 25/04/2024 15:39:04

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ

TẠI CÁC BỘ, ĐỊA PHƯƠNG TRÊN CẢ NƯỚC NĂM 2023

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC NHIỆM VỤ CẦN TRIỂN KHAI ĐỂ

PHÁT TRIỂN CHỮ KÝ SỐ CÁ NHÂN

I. TỔNG QUAN CHUNG

Năm 2023, chữ ký số tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xác định tính pháp lý khi tham gia các hoạt động, giao dịch, trên môi trường điện tử. Tăng cường sử dụng chữ ký số trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, tài chính, y tế, giáo dục, các dịch vụ hành chính công… là chìa khóa để tạo nên công dân số, góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung sửa đổi, hoàn thiện và tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024. Luật GDĐT giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số, góp phần hoàn thiện hành lang pháp luật liên quan đến các hoạt động chuyển đổi số của Việt Nam, là cơ hội để chuyển đổi số Việt Nam bứt phá trong thời gian tới.

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu phát triển chữ ký số cá nhân, trong năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm phát triển chữ ký số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ TẠI CÁC BỘ, TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC

2.1. Số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Tính đến hết tháng 12 năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép hoạt động cho 25 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng).

Hình 1. Số lượng CA công cộng giai đoạn 2009 – 2023

2.2. Số lượng chứng thư chữ ký số công cộng đang hoạt động

Tính đến tháng 12/2023, trên toàn quốc, tổng số chứng thư chữ ký số đã cấp đạt 7.880.714, đang hoạt động đạt 2.890.666, tăng 98,53 % so với cùng kỳ năm 2022 (là 1.959.792 chứng thư chữ ký số). Các lĩnh vực ứng dụng chính hiện nay gồm thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội…

Hình 2. Số lượng chứng thư chữ ký số đang hoạt động giai đoạn 2020 2023

Các CA công cộng triển khai kinh doanh qua hệ thống đại lý và bán hàng trực tiếp. VNPT-CA và Viettel-CA là 02 CA công cộng có mạng lưới bán hàng trên toàn quốc. Tính hết năm 2023, VNPT-CA và Viettel-CA tiếp tục phát triển và duy trì thị phần lớn nhất, chiếm hơn 64,18% thị trường (VNPT-CA – 35,68% và Viettel-CA – 28,5%); 04 CA là BkavCA, FastCA, LCS-CA, MISA-CA có thị phần khoảng 16,1 %; 03 CA là EasyCA, FPT-CA, CA2 chiếm 8,03%, còn 16 CA công cộng đạt 11,69% thị phần, cụ thể trong hình sau:

Hình 3. Thị phần thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng năm 2023

2.3. Tỉ lệ chứng thư chữ ký số phân theo đối tượng

Tính đến cuối năm 2023, tổng số chứng thư chữ ký số đang hoạt động đạt 2.890.666, trong đó 1.632.043 chứng thư chữ ký số doanh nghiệp, tổ chức và 1.258.623 chứng thư chữ ký số cá nhân. Tỉ lệ chứng thư chữ ký số đang hoạt động phân chia theo cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức được thể hiện tại hình sau:

Hình 4. Tỉ lệ chứng thư chữ ký số phân theo đối tượng giai đoạn 2018 - 2023

Số lượng chứng thư chữ ký số cá nhân đang hoạt động giai đoạn 2020 - 2023 được thể hiện trong Hình 5 như sau:

Hình 5. Số lượng chứng thư chữ ký số cá nhân đang hoạt động giai đoạn 2020 – 2023

Tỉ lệ chứng thư chữ ký số cá nhân đã tăng từ 20,64% cuối năm 2022 lên 48,34% tại thời điểm cuối năm 2023, đạt 1.258.623 chứng thư chữ ký số, cho thấy nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương và các CA công cộng.

Tốc độ phát triển chứng thư chữ ký số công cộng năm 2023 (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tăng 68% so với cùng kỳ năm 2022.

Thống kê số lượng, tỉ lệ chứng thư chữ ký số trên dân số, tốc độ tăng trưởng chứng thư chữ ký số công cộng theo từng địa phương 6 tháng đầu năm 2023 tại Phụ lục Báo cáo.

2.4. Tình hình cung cấp chứng thư chữ ký số theo mô hình ký số từ xa

Phương thức ký số từ xa hoặc ký số trên thiết bị di động sử dụng được trên nhiều thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay. Ưu điểm của loại hình ký số này là tốc độ ký nhanh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu pháp lý và tính an toàn.

Số lượng các CAcông cộng được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa (Remote Signing) và dịch vụ chứng thực chữ ký số trên thiết bị di động (Mobile PKI) trong hình sau.

Hình 6. Các mốc cấp phép dịch vụ Remote Siging và Mobile PKI cho các tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng từ 2021 -2023

Chứng thư chữ ký số được cấp theo mô hình ký số từ xa và ký số trên thiết bị di dộng tới khách hàng, cụ thể số liệu trong bảng sau:

STT

Thời gian

Số chứng thư chữ ký số cấp theo mô hình ký số từ xa và ký số trên thiết bị di động

1

Từ tháng 10/2021 đến hết tháng 12/2021

1.946

2

Từ tháng 01/2022 đến hết tháng 12/2022

171.907

3

Từ tháng 01/2023 đến hết tháng 12/2023

1.325.165

2.5. Tình hình ứng dụng chứng thư chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tại các bộ, địa phương

Theo số liệu thống kê, năm 2023, tổng số chứng thư chữ ký số chuyên dùng chính phủ cấp đạt 168.453, trong đó 39.968 chứng thư chữ ký số cấp cho các bộ, 128.485 chứng thư chữ ký số cấp cho các địa phương. Chi tiết trong bảng sau:

Nội dung

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Các địa phương

Tổng cộng

Số lượng chứng thư chữ ký số cấp trong năm 2023

39.968

128.485

168.453

Số lượng chứng thư chữ ký số cấp cộng dồn đến năm 2023

241.855

499.680

741.535

Số lượng chứng thư chữ ký số đang hoạt động

194.237

463.539

657.776

Hình 7: Số lượng chứng thư chữ ký số chuyên dùng cấp từng năm trong
giai đoạn 2020 – 2023 (nguồn: Ban Cơ yếu Chính phủ)

Thống kê số lượng chứng thư chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo từng bộ, ngành và địa phương năm 2023 tại Phụ lục Báo cáo.

2.6. Tình hình ứng dụng chữ ký số trong các lĩnh vực

Để nắm rõ hơn về thực trạng và ứng dụng dịch vụ chữ ký số đã và đang triển khai trên thị trường hiện nay, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã tiến hành khảo sát các đơn vị CA công cộng về việc triển khai các ứng dụng chữ ký số, để từ đó đưa ra các kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy phổ cập chữ ký số hơn nữa trong các lĩnh vực. Thông qua khảo sát ban đầu, Trung tâm thu được kết quả như sau:

Chữ ký số được kết nối sử dụng ở trên 2 nền tảng chính là web và ứng dụng trên web (webapp), áp dụng thông dụng chữ ký số USB Token và Remote Signing (ký số từ xa).

+ Các lĩnh vực chữ ký số đã được triển khai phổ biến:

- 100% các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để ký và phát hành hóa đơn điện tử, kê khai và nộp thuế điện tử;

- Ký số thành phần hồ sơ, tờ khai trên các cổng dịch vụ công: Thuế, Hải quan, BHXH điện tử, Đấu thầu quốc gia, khai báo CO/CQ điện tử, Dịch vụ công quốc gia, Một cửa quốc gia, Kho bạc Nhà nước, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý Dược, Dịch vụ công Bộ Công An, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Chứng khoán Hà Nội…

+ Các lĩnh vực mới tiềm năng đang triển khai và có thể đẩy mạnh:

- Hợp đồng điện tử: Ký kết các hợp đồng, tài liệu, văn bản cho nội bộ và khách hàng, đối tác; Ký hồ sơ vay vốn; Ký số Hợp đồng thương mại điện tử; Hợp đồng lao động điện tử;

- Lĩnh vực y tế: Ký số hồ sơ bệnh án trên phần mềm y tế, ký số trên hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử;

- Lĩnh vực giáo dục: Ký số giáo án, bài giảng... trên phần mềm giáo dục, ký số học bạ điện tử, bảng điểm;

- Lĩnh vực ngân hàng, tài chính: Hệ thống giao dịch chứng khoán, thanh toán, chuyển khoản qua mạng.

Ngoài ra ký số đang được ứng dụng tại một số lĩnh vực như: Ký số tại Hệ thống cấp, cấp đổi giấy phép lái xe; Hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm; Đăng ký kinh doanh qua mạng,….

Bảng tổng hợp các lĩnh vực ứng dụng phổ biến chứng thư chữ ký số công cộng như sau:

STT

Tên đơn vị

Dịch vụ ứng dụng

Đối tượng

Loại hình ký số

Tình hình ứng dụng

1

Tổng cục Thuế

Khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử

Tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

USB Token, một số hệ thống đã tích hợp ký từ xa

100% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế và nộp thuế điện tử

Hoá đơn điện tử

Doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế

2

Tổng cục Hải quan

Kê khai hải quan điện tử, thu thuế xuất nhập khẩu, cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

USB Token, một số hệ thống đã tích hợp ký bằng Remote Signing

99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS

3

Bảo hiểm xã hội

Nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

các doanh nghiệp sử dụng lao động đăng ký sử dụng trên Hệ thống Bảo hiểm xã hội

USB Token

Hơn 670.000 doanh nghiệp sử dụng (số liệu đến 12/2022)

4

Kho bạc nhà nước

Nghiệp vụ thu – chi ngân sách nhà nước

Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

USB Token

99.000 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (số liệu đến 12/2022)

5

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hệ thống đấu thầu quốc gia

Website Muasamcong

Bên mời thầu, nhà thầu

USB Token

Hơn 42.000 đơn vị tham gia bên mời thầu và nhà thầu

6

Văn phòng Chính phủ; các Bộ và địa phương

Ký số thành phần hồ sơ trên cổng Dịch vụ công quốc gia và hệ thống cổng dịch vụ công, một cửa điện tử của các bộ, địa phương

Người dân, doanh nghiệp

USB Token

Chưa thống kê được mức độ sử dụng

7

Bộ Công thương

Hệ thống hợp đồng điện tử có xác thực

Doanh nghiệp

USB Token

Chưa thống kê được mức độ sử dụng

Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (CO/CQ)

Website Khai báo CO

8

Bộ Y tế

Phần mềm y tế; Hệ thống quản lý bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử

Hệ thống dịch vụ công của Cục Quản lý Dược

Bác sĩ

Remote Signing

Chưa thống kê được mức độ sử dụng

9

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phần mềm giáo dục: học bạ điện tử; sổ điểm điện tử

Giáo viên

Remote Signing

90% sản lượng của VNPA Smart CA (chiếm 50% thị phần sổ liên lạc điện tử) là từ giáo viên

10

Các công ty phát triển phần mềm, các CA công cộng

Phần mềm ký tài liệu điện tử; Phần mềm ký hợp đồng thương mại điện tử; Phần mềm lao động điện tử; Phần mềm quản lý, ký tài liệu văn bản nội bộ điện tử

Doanh nghiệp, cá nhân trong doanh nghiệpm cá nhân ngoài doanh nghiệp.

USB Token

Remote Signing

Chưa thống kê được mức độ sử dụng

III. HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY, PHÁT TRIỂN CHỮ KÝ SỐ NĂM 2023

3.1. Một số hoạt động nổi bật

Thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ, nhằm khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ ký số từ xa để thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai một số chính sách, hoạt động nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển chữ ký số nói chung và chữ ký số cá nhân nói riêng, cụ thể:

- Phối hợp với các CA công cộng, Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử và các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình cấp chứng thư chữ ký số miễn phí cho người dân tại 18 tỉnh, thành phố (Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Điện Biên, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Bình Định, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đắk Lắk) với hơn 260.500 chứng thư chữ ký số cá nhân được cấp miễn phí cho người dân; phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông một số tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị tuyên truyền về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các sở, ban, ngành, doanh nghiệp và cả đối tượng là cán bộ từ cấp xã, phường, bệnh viện, trường học…

- Xây dựng thành công Cổng kết nối ký số từ xa ESign và hỗ trợ tích hợp thành công tính năng ký số từ xa vào các cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương. Tính đến hết tháng 1/2024, 59/63 địa phương đã tích hợp thành công giải pháp ký số từ xa, trong đó: 41/63 địa phương ký số thành công với 06 nhà cung cấp dịch vụ, 18/63 địa phương đã hoàn thành tích hợp với ít nhất 01 nhà cung cấp dịch vụ, 4/63 địa phương đang trong quá trình tích hợp, 04/22 bộ, ngành đã triển khai tích hợp thành công dịch vụ ký số với 06 CA công cộng gồm Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tư Pháp; Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội Vụ.

- Chủ trì phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề về Vai trò của chữ ký số trong giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam – bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc. Hội thảo đã cung cấp và hỗ trợ thông tin đến các thành viên hiệp hội ngân hàng, các ngân hàng thương mại về tính cấp thiết cũng như cách thức triển khai nhằm thúc đẩy chữ ký số cá nhân trong các giao dịch thanh toán điện tử.

- Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như có cái nhìn tổng quan hơn về sự phát triển của các CA công cộng, năm 2023, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã phối hợp cùng Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam xây dựng bộ tiêu chí và tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ các CA công cộng năm 2023. Lần đầu tiên Lễ công bố kết quả khảo sát đồng thời trao các danh hiệu cho những CA có kết quả tích cực nhất đã được thực hiện trong tháng 1 năm 2024. Theo đó,VNPT-CA, VIETTEL-CA, CA2, FPT-CA, MISA-CA là các CA công cộng được khách hàng tham gia khảo sát đánh giá có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm 2023.

- Thúc đẩy các CA công cộng đã có nhiều chính sách miễn, giảm giá dịch vụ cho các đối tượng được ưu đãi như miễn phí cấp chứng thư chữ ký số cho người dân tham gia dịch vụ hành chính công như bác sĩ, giáo viên (với giá khoảng 50.000đ/năm sử dụng). Các CA công cộng cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số từ xa cũng đã công bố các gói cước trả trước, ký theo lượt, gói cước ngắn hạn với giá chỉ từ 300 đồng/lần ký…

- Tổ chức, triển khai nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền khác về chữ ký số như xây dựng báo cáo thường niên về chữ ký số, phát hành tờ rơi, đặt viết bài, xây dựng video, phóng sự giới thiệu, tuyên truyền về chữ ký số trên các phương tiện truyền thông, sản xuất video clip, vật phẩm tuyên truyền nhằm đưa chữ ký số đến gần với người dân hơn…

3.2. Khó khăn, vướng mắc

Chữ ký số nói chung và chữ ký số cá nhân nói riêng có những đặc điểm ưu việt và tiện lợi nhưng trong quá trình triển khai vẫn chưa có được sự phát triển tương xứng. Trong quá trình triển khai, một số nguyên nhân được đánh giá là trở ngại tới việc phát triển, phổ cập chữ ký số cá nhân đến toàn dân được tổng hợp như:

- Thiếu môi trường, ứng dụng cho việc sử dụng chữ ký số cá nhân. Hiện nay, chữ ký số cá nhân đang được sử dụng chủ yếu trong một số lĩnh vực như kê khai và nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội…, còn hầu hết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, kể cả ngân hàng hay mua sắm trực tuyến là những lĩnh vực có tiềm năng nhất cho việc sử dụng chữ ký số cá nhân (theo kinh nghiệm quốc tế) thì việc ứng dụng trên thực tế chưa nhiều.

- Về phía cá nhân người sử dụng, có thể đánh giá sự tiện lợi trong ứng dụng thực tế chưa tương xứng với phát triển về mặt công nghệ: trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, văn bản, giấy tờ, hợp đồng trong các lĩnh vực thì việc ký tay vẫn được người dân và doanh nghiệp sử dụng phổ biến hơn. Lý do đến từ ngại thay đổi thói quen, ngại tiếp cận công nghệ mới…là những trở ngại lớn nhất cho việc phổ cập chữ ký số cá nhân.

- Về phía cơ quan quản lý nhà nước, hiện đang tập trung hơn vào việc thúc đẩy và triển khai cung cấp chữ ký số cho người dân, chưa chú trọng nhiều vào việc phát triển môi trường, ứng dụng ký số cũng như đưa ra các biện pháp để thúc đẩy, khuyến khích hay chế tài cho việc sử dụng chữ ký số. Hiện tại hầu hết các cổng dịch vụ công vẫn chấp nhận hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, người dân đã được cấp chữ ký số cũng không nhiết thiết phải sử dụng. Nhiều trường hợp người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhưng vẫn yêu cầu bản cứng.

- Hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, truyền thông về chữ ký số: tuyên truyền về chữ ký số ngoài đối tượng chính là người dân còn cần hướng tới các đối tượng trực tiếp tiếp nhận, xử lý văn bản điện tử, hồ sơ thủ tục hành chính.

- Chưa chạm đến thời điểm bùng nổ đối với sản phẩm công nghệ: chữ ký số là sản phẩm công nghệ thuộc loại tăng trưởng đều, hiện chưa đạt đến điểm bùng nổ về số lượng người dùng, chưa tạo thành thói quen của người dân.

IV. ĐỀ XUẤT CÁC VIỆC CẦN TRIỂN KHAI

Nhằm khắc phục các khó khăn, vướng mắc nói trên, để thúc đẩy sự phát triển của chữ ký số nói chung và chữ ký số cá nhân nói riêng, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất một số nhiệm vụ, hoạt động cụ thể do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và kiến nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp triển khai trong thời gian tới, cụ thể như sau:

4.1. Đề xuất kiến nghị chung

4.1.1. Bộ Thông tin và Truyền thông

- Hoàn thiện Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số Esign theo nhiệm vụ tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP, phối hợp tích hợp với Cổng dịch vụ công của các bộ, địa phương, cho phép người dân, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số khi thực hiện các thủ tục hành chính.

- Hỗ trợ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính sách, cơ chế nhằm thúc đẩy, tăng cường sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử trong các lĩnh vực: dịch vụ công trực tuyến, chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, ngân hàng điện tử, y tế điện tử, học bạ điện tử…

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các chương trình cụ thể như:

+ Chương trình đào tạo, tập huấn về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân nhằm tăng cường sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử hướng tới chuyển đổi số, chính phủ số.

+ Chương trình đào tạo trực tiếp và trực tuyến đến các cán bộ phụ trách của các địa phương, tổ công nghệ số cộng đồng về: lợi ích của chữ ký số; cách thức đăng ký, sử dụng chữ ký số từ xa vào văn bản, trên các cổng dịch vụ công đã tích hợp ký số.

- Chủ trì các hoạt động tuyên truyền về chữ ký số nói chung và chữ ký số cá nhân nói riêng, cụ thể như:

+ Phát hành sổ tay hướng dẫn sử dụng chữ ký số cho các đối tượng có khả năng phát sinh nhu cầu lớn khi sử dụng các nền tảng chuyển đổi số đã tích hợp chữ ký số (giáo viên, phụ huynh, giao dịch ngân hàng, hợp đồng điện tử…)

+ Thường xuyên có bài viết, video, phóng sự giới thiệu, tuyên truyền về chữ ký số trên các phương tiện truyền thông của địa phương (trang/cổng thông tin, trang dịch vụ công, ứng dụng thông minh của địa phương, báo chí địa phương…).

+ Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người dân về các ứng dụng và chính sách ưu đãi về chứng thư chữ ký số đang được triển khai.

- Chủ trì, thúc đẩy trong các hoạt động ưu đãi về giá: Thúc đẩy các CA công cộng đa dạng hóa các gói cước dịch vụ, học tập mô hình cung cấp dịch vụ trả trước của viễn thông cho phép cung cấp các gói cước ký số trả trước, trả theo lượt ký nhằm phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

4.1.2. Các bộ, ngành

- Thực hiện và phối hợp triển khai các chính sách thúc đẩy, tăng cường sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử của các lĩnh vực do các bộ, ngành phụ trách.

- Nghiên cứu, bổ sung thêm các quy định về việc áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như giáo dục, y tế, tài chính, thương mại điện tử, hợp đồng điện tử, quy trình giao dịch điện tử, thanh toán không tiền mặt…

- Xây dựng, quản lý, thống nhất áp dụng các nền tảng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, tài chính, thuế, bảo hiểm, nông nghiệp, thương mại, du lịch... kết nối với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số Esign của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho phép người dùng sử dụng chữ ký số trong các giao dịch trên các nền tảng này.

- Khoản 2, Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 đã giao thẩm quyền các bộ, ngành xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Theo đó, các bộ, ngành cần rà soát và ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trên cơ sở các thành tố cơ bản được quy định tại Luật Giao dịch điện tử như chữ ký điện tử, chữ ký số, dịch vụ tin cậy để triển khai và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành, lĩnh vực mình.

4.1.3. Các địa phương

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia) tổ chức các chương trình tập huấn, truyền thông về việc thúc đẩy sử dụng chữ ký số cá nhân trong các dịch vụ công nói riêng và các giao dịch điện tử nói chung. Với các địa phương chưa triển khai chương trình cấp chữ ký số miễn phí cho người dân cần lên kế hoạch cụ thể, chỉ tiêu cho từng địa bàn để triển khai thực hiện, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, rà soát các ứng dụng thực tiễn của chữ ký số trong đời sống người dân. Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia sẵn sàng phối hợp với các địa phương tiếp tục triển khai chương trình cấp miễn phí chữ ký số cho người dân.

- Thực hiện và phối hợp triển khai các chính sách thúc đẩy, tăng cường sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử tại địa phương.

- Chỉ đạo thúc đẩy dịch vụ công toàn trình tiến đến 100% dịch vụ công tại địa phương đều sử dụng chữ ký số để giảm bớt thời gian, thủ tục giấy tờ của người dân. Hiện nay nhiều địa phương vẫn yêu cầu người dân phải dùng bản cứng giấy tờ mặc dù người dân đã được cấp chứng thư chữ ký số nhưng không có điều kiện sử dụng.

- Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của địa phương nhanh chóng hoàn thành các chỉ số chuyển đổi số như: Tỉ lệ người dân có chữ ký số, tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử, ứng dụng chữ ký số trong học bạ điện tử, y tế.

- Các tỉnh cử đầu mối tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia) hoàn thành việc tích hợp giải pháp ký số từ xa vào Cổng dịch vụ công của địa phương, để tạo thuận lợi cho người dân tham gia các thủ tục hành chính.

- Hiện nay, xét về giá trị pháp lý thì hợp đồng điện tử có giá trị tương đương với hợp đồng giấy. Tại Việt Nam, nhiều nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử đã được cấp phép hoạt động. Trong các loại hợp đồng điện tử thì ứng dụng, triển khai Hợp đồng lao động điện tử (HĐLĐĐT) là cơ hội và tiềm năng lớn để thúc đẩy chữ ký số cá nhân, đặc biệt tại các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, thu hút nhiều lao động. Đề nghị các địa phương xem xét nghiên cứu, đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhanh chóng hoàn thiện nền tảng cũng như các quy định để làm cơ sở triển khai ứng dụng HĐLĐĐT giữa doanh nghiệp và người lao động.

4.2. Đề xuất kiến nghị đối với các bộ, ngành, lĩnh vực cụ thể

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hỗ trợ, đồng hành cùng các CA công cộng trong quá trình tích hợp, triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Từ kinh nghiệm triển khai thực tế và trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các CA công cộng, Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê một số nội dung đề xuất, kiến nghị đối với các bộ, ngành, lĩnh vực cụ thể như sau:

STT

Tên đơn vị

Lĩnh vực ứng dụng

Đề xuất/kiến nghị

1

Văn phòng Chính phủ; các Bộ và địa phương

Cổng Dịch vụ công quốc gia và hệ thống cổng dịch vụ công, một cửa điện tử của các bộ, địa phương

Tất cả các cổng dịch vụ công cần khai báo đầy đủ tất cả các CA Remote Signing đã tích hợp qua eSign hub của NEAC để đảm bảo công dân, doanh nghiệp có thể sử dụng chứng thư chữ ký số của bất kỳ CA Remote Signing nào để ký trên cổng dịch vụ công.

Đề xuất cho phép đăng nhập cổng Dịch vụ công quốc gia bằng tài khoản phần mềm ký số của các CA công cộng.

2

Bộ Công thương

Hệ thống hợp đồng điện tử có xác thực

Đề xuất quy định áp dụng yêu cầu bắt buộc sử dụng hợp đồng xác thực (Hệ thống hợp đồng điện tử có xác thực) đối với giao kết các hợp đồng thương mại

Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (CO/CQ)

Đề xuất quy định triển khai sử dụng ký số từ xa

Website Khai báo CO

3

Bộ Công an

Cổng dịch vụ công (thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú, đăng ký cấp lại căn cước công dân…)

Bổ sung các nghiệp vụ hỗ trợ người dân thực hiện giao dịch trực tuyến sử dụng chữ ký số

4

Bộ Y tế

Hệ thống quản lý bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử

Triển khai áp dụng ký số của bác sĩ, nhân viên y tế trong quản lý bệnh án điện tử; ký số của bệnh nhân trong đăng ký khám, chữa bệnh (giai đoạn 2)

5

Bộ Giao thông vận tải

Hệ thống cấp, đổi giấy phép lái xe

Bổ sung áp dụng chữ ký số trong nghiệp vụ nộp hồ sơ cấp, cấp đổi giấy phép lái xe cho người dân

6

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

Hệ thống quản lý hợp đồng lao động

Quy định ký số từ xa trong hợp đồng lao động giữa người lao động với chủ doanh nghiệp, áp dụng trên phạm vi cả nước

7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hệ thống đấu thầu

Đề nghị nghiên cứu, áp dụng hình thức ký số từ xa trên hệ thống đấu thầu quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện giao dịch.

Đăng ký kinh doanh online

Hệ thống Mua sắm công

8

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ứng dụng giáo dục: học bạ điện tử; sổ điểm điện tử

Đề xuất có quy định áp dụng đồng bộ học bạ điện tử các cấp.

9

Ngân hàng Nhà nước

Hệ thống internet banking, mobile banking của các ngân hàng thương mại

Bổ sung yêu cầu quy định chữ ký số trong giao dịch ký hợp đồng mở tài khoản, giao dịch chuyển khoản, ứng tiền…

10

Kho bạc Nhà nước

Nghiệp vụ kho bạc

Có kế hoạch triển khai ký số từ xa trên phạm vi 63 địa phương

11

Uỷ ban Chứng khoán quốc gia

Hệ thống giao dịch chứng khoán

Bổ sung quy định ký số đối với giao dịch hợp đồng mở tài khoản, giao dịch đặt lệnh, ứng tiền, nạp tiền, rút tiền.

12

Tập đoàn Điện lực VN EVN và các công ty thành viên

Hợp đồng mua bán điện; Hoá đơn điện.

Đề xuất ứng dụng ký số đối với hợp đồng mua bán điện, hoá đơn điện, đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.

13

Các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, truyền hình cáp…

Hợp đồng cung cấp dịch vụ

Đề xuất ứng dụng ký số hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông, hoá đơn…

14

Tổng cục Du lịch VN; các công ty du lịch, khách sạn, đại lý vé máy bay…

Hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch, booking khách sạn, vé máy bay, tàu…

Đề xuất ứng dụng ký số hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch, khách sạn, vé máy bay, tàu…

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


Phụ lục

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, TỈ LỆ CHỨNG THƯ CHỮ KÝ SỐ

THEO BỘ, ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

1. Tốc độ phát triển chứng thư chữ ký số công cộng tại các địa phương

STT

Tên địa phương

Số lượng chứng thư chữ ký số

6 tháng đầu năm 2022

Số lượng chứng thư chữ ký số

6 tháng đầu năm 2023

Tốc độ phát triển chứng thư chữ ký số công cộng (%)

1

Thanh Hoá

8.121

32.404

299,01

2

Đồng Tháp

2.846

7.081

148,81

3

Lâm Đồng

4.808

11.951

148,56

4

Sơn La

2.917

6.171

111,55

5

Tây Ninh

3.083

6.337

105,55

6

Bắc Kạn

696

1.309

88,07

7

Hậu Giang

2.094

3.833

83,05

8

Kon Tum

1.557

2.781

78,61

9

Nghệ An

9.511

16.759

76,21

10

Quảng Nam

6.601

11.496

74,16

11

Quảng Bình

2.865

4.711

64,43

12

Sóc Trăng

2.178

3.490

60,24

13

Long An

7.070

10.971

55,18

14

Lào Cai

3.277

5.028

53,43

15

Phú Yên

2.066

3.133

51,65

16

Ninh Thuận

1.382

2.037

47,40

17

Điện Biên

1.392

2.050

47,27

18

Vĩnh Phúc

4.842

7.004

44,65

19

Bến Tre

4.697

6.728

43,24

20

Quảng Ninh

6.367

9.045

42,06

21

Tuyên Quang

2.354

3.335

41,67

22

Trà Vinh

2.140

2.969

38,74

23

Bạc Liêu

2.250

3.089

37,29

24

Tiền Giang

3.274

4.479

36,81

25

Đắk Lắk

8.300

11.051

33,14

26

Đắk Nông

1.728

2.246

29,98

27

Bình Dương

19.145

24.513

28,04

28

Hà Giang

2.667

3.268

22,53

29

Lai Châu

2.096

2.558

22,04

30

Bình Phước

5.509

6.545

18,81

31

Quảng Ngãi

3.913

4.643

18,66

32

Ninh Bình

3.513

3.865

10,02

33

Bình Định

4.080

4.365

6,99

34

Cà Mau

10.506

11.134

5,98

35

Vĩnh Long

2.662

2.815

5,75

36

Hà Nội

89.244

92.994

4,20

37

Bình Thuận

4.338

4.475

3,16

38

Cao Bằng

1.832

1.874

2,29

39

Nam Định

5.062

5.173

2,19

40

Phú Thọ

5.774

5.595

-3,10

41

Bắc Giang

5.171

4.999

-3,33

42

Bắc Ninh

7.454

7.063

-5,25

43

Yên Bái

2.779

2.633

-5,25

44

An Giang

4.863

4.593

-5,55

45

Bà Rịa - Vũng Tàu

5.940

5.583

-6,01

46

Hà Nam

2.989

2.800

-6,32

47

Khánh Hoà

5.757

5.380

-6,55

48

Hoà Bình

2.646

2.458

-7,11

49

Kiên Giang

5.910

5.468

-7,48

50

Thừa Thiên Huế

3.620

3.288

-9,17

51

TP Cần Thơ

6.592

5.906

-10,41

52

Đà Nẵng

12.147

10.698

-11,93

53

TP. Hồ Chí Minh

124.447

109.154

-12,29

54

Hưng Yên

5.189

4.377

-15,65

55

Hải Dương

6.002

4.982

-16,99

56

Gia Lai

4.620

3.689

-20,15

57

Đồng Nai

16.135

12.826

-20,51

58

Hải Phòng

10.166

8.028

-21,03

59

Thái Bình

4.620

3.578

-22,55

60

Lạng Sơn

3.707

2.867

-22,66

61

Thái Nguyên

5.582

3.924

-29,70

62

Hà Tĩnh

3.989

2.696

-32,41

63

Quảng Trị

4,245

2,486

-41.44


2. Số lượng chứng thư chữ ký số công cộng đang hoạt động tại các địa phương

STT

Tên địa phương

Tổng số chứng thư chữ ký số

(tính đến 30/6/2023)

Tỉ lệ chứng thư chữ ký số/tng số dân (%)

Xếp hạng DTI

2022

1

TP. Hồ Chí Minh

479.560

5,11

0,7163

2

Hà Nội

380.335

4,51

0,6098

3

Lạng Sơn

32.546

4,06

0,6837

4

Phú Thọ

56.598

3,73

0,6126

5

Đà Nẵng

43.853

3,59

0,8002

6

Bình Dương

87.087

3,15

0,6321

7

Bình Phước

28.213

2,73

0,6385

8

Lâm Đồng

34.564

2,59

0,6209

9

Lào Cai

17.758

2,30

0,5652

10

Thanh Hoá

85.405

2,29

0,635

11

Quảng Ninh

29.896

2,19

0,7024

12

Cà Mau

25.775

2,13

0,4689

13

Bà Rịa - Vũng Tàu

24.969

2,12

0,5878

14

Bắc Ninh

31.043

2,09

0,6736

15

Vĩnh Phúc

24.586

2,05

0,6341

16

Long An

34.997

2,02

0,6386

17

Hải Phòng

41.716

2,00

0,6352

18

Quảng Bình

17.802

1,95

0,5415

19

TP Cần Thơ

23.685

1,89

0,6924

20

Quảng Nam

28.609

1,88

0,5808

21

Điện Biên

11.945

1,88

0,5735

22

Đắk Lắk

35.950

1,87

0,5408

23

Ninh Bình

18.379

1,82

0,6214

24

Cao Bằng

9.306

1,71

0,4081

25

Quảng Trị

10.908

1,68

0,4866

26

Khánh Hoà

20.723

1,65

0,5576

27

Đồng Nai

53.480

1,64

0,5507

28

Lai Châu

7.879

1,63

0,5032

29

Hưng Yên

20.919

1,62

0,5753

30

Kon Tum

8.992

1,55

0,5438

31

Bắc Kạn

5.010

1,54

0,3941

32

Nghệ An

52.319

1,53

0,5049

33

Hoà Bình

13.348

1,52

0,5548

34

Thái Nguyên

20.175

1,51

0,6469

35

Bến Tre

19.509

1,50

0,5077

36

Hậu Giang

10.921

1,50

0,6342

37

Tuyên Quang

11.441

1,42

0,532

38

Bình Thuận

17.562

1,40

0,5223

39

Hà Nam

12.314

1,40

0,5743

40

Yên Bái

11.843

1,40

0,635

41

Tây Ninh

16.554

1,39

0,5638

42

Hải Dương

26.419

1,36

0,6383

43

Sơn La

17.286

1,33

0,5478

44

Quảng Ngãi

16.496

1,32

0,6033

45

Ninh Thuận

7.784

1,30

0,5934

46

Hà Tĩnh

16.219

1,23

0,5676

47

Bình Định

18.261

1,21

0,5845

48

An Giang

19.353

1,21

0,4972

49

Phú Yên

10.514

1,20

0,4679

50

Bắc Giang

22.658

1,20

0,644

51

Vĩnh Long

12.258

1,19

0,5824

52

Kiên Giang

20.714

1,18

0,5796

53

Hà Giang

10.493

1,18

0,479

54

Đắk Nông

7.825

1,17

0,5266

55

Nam Định

20.884

1,11

0,639

56

Thừa Thiên Huế

12.904

1,11

0,6975

57

Thái Bình

20.456

1,09

0,4794

58

Sóc Trăng

12.655

1,06

0,5731

59

Đồng Tháp

19.623

1,03

0,5649

60

Trà Vinh

9.637

0,95

0,6077

61

Tiền Giang

16.844

0,94

0,6274

62

Gia Lai

14.559

0,92

0,4069

63

Bạc Liêu

8.117

0,88

0,4478


3. Số lượng chứng thư chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động tại các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ năm 2023

STT

Tên đơn vị

Cơ quan, tổ chức

Công chức, viên chức

Tổng cộng

(tính đến 31/12/2023)

Xếp hạng DTI (2022)

1

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

764

6.034

6.798

0,8219

2

Bộ Tài chính

4.105

39.115

43.220

0,7107

3

Bộ Tài nguyên và Môi trường

225

2.643

2.868

0,6235

4

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

110

511

621

0,6155

5

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1.889

11.945

13.834

0,6103

6

Bộ Thông tin và Truyền thông

102

671

773

0,6021

7

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

125

554

679

0,5991

8

Bộ Công Thương

125

1.765

1.890

0,5947

9

Bộ Giao thông vận tải

320

2.966

3.286

0,5478

10

Bộ Nội vụ

42

1.371

1.413

0,5322

11

Bộ Giáo dục và Đào tạo

160

1.615

1.775

0,5233

12

Bộ Xây dựng

22

500

522

0,5129

13

Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam

44

707

751

0,4813

14

Bộ Y tế

92

1.539

1.631

0,4769

15

Bộ LĐTB và Xã hội

35

323

358

0,4442

16

Bộ NNPT nông thôn

141

1.239

1.380

0,4422

17

Đài Truyền hình Việt Nam

12

169

181

0,4387

18

Bộ Tư pháp

843

2.813

3.656

0,4198

19

Ủy ban Dân tộc

13

306

319

0,4073

20

Bộ Khoa học và Công nghệ

147

2.117

2.264

0,4051

21

Thông tấn xã Việt Nam

101

284

385

0,2845

22

Thanh tra Chính phủ

33

237

270

0,1664

23

Đài Tiếng nói Việt Nam

31

210

241

0,1653

24

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

45

192

237

0,1642

25

Bộ Quốc phòng

1.278

4.564

5.842

26

Bộ Công An

33.249

64.277

97.526

27

Bộ Ngoại Giao

43

835

878

28

Văn phòng Chính phủ

25

565

590

29

BQL Lăng Chủ tịch HCM

7

26

33

30

Học viện Chính trị QG HCM

1

15

16


4. Số lượng chứng thư chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động tại các địa phương năm 2023

STT

Tên Địa phương

Cơ quan, tổ chức

Công chức, viên chức

Tổng cộng

(tính đến 31/12/2023)

Xếp hạng DTI

(2022)

1

Thành phố Đà Nẵng

466

2.310

2.776

0,8002

2

Thành phố HCM

1.992

14.609

16.601

0,7163

3

Tỉnh Quảng Ninh

2.027

15.138

17.165

0,7024

4

Tỉnh Thừa Thiên Huế

849

17.863

18.712

0,6975

5

Thành phố Cần Thơ

502

2.179

2.681

0,6924

6

Tỉnh Lạng Sơn

2.283

27.871

30.154

0,6837

7

Tỉnh Bắc Ninh

738

7.161

7.899

0,6736

8

Tỉnh Thái Nguyên

1.046

7.888

8.934

0,6469

9

Tỉnh Bắc Giang

2.297

7.605

9.902

0,644

10

Tỉnh Nam Định

1.150

7.356

8.506

0,6390

11

Tỉnh Long An

1.050

5.220

6.270

0,6386

12

Tỉnh Bình Phước

666

3.690

4.356

0,6385

13

Tỉnh Hải Dương

939

5.477

6.416

0,6383

14

Thành phố Hải Phòng

1.121

5.965

7.086

0,6352

15

Tỉnh Thanh Hóa

1.866

13.611

15.477

0,635

16

Tỉnh Yên Bái

1.075

11.269

12.344

0,6350

17

Tỉnh Hậu Giang

474

2.329

2.803

0,6342

18

Tỉnh Vĩnh Phúc

454

2.521

2.975

0,6341

19

Tỉnh Bình Dương

990

5.060

6.050

0,6321

20

Tỉnh Tiền Giang

262

3.511

3.773

0,6274

21

Tỉnh Ninh Bình

611

6.658

7.269

0,6214

22

Tỉnh Lâm Đồng

347

4.579

4.926

0,6209

23

Tỉnh Phú Thọ

869

7.444

8.313

0,6126

24

Thành phố Hà Nội

1.351

19.789

21.140

0,6098

25

Tỉnh Trà Vinh

177

3.510

3.687

0,6077

26

Tỉnh Quảng Ngãi

823

3.929

4.752

0,6033

27

Tỉnh Ninh Thuận

657

2.665

3.322

0,5934

28

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

776

8.754

9.530

0,5878

29

Tỉnh Bình Định

796

6.979

7.775

0,5845

30

Tỉnh Vĩnh Long

403

1.634

2.037

0,5824

31

Tỉnh Quảng Nam

954

5.496

6.450

0,5808

32

Tỉnh Kiên Giang

576

5.379

5.955

0,5796

33

Tỉnh Hưng Yên

583

4.169

4.752

0,5753

34

Tỉnh Hà Nam

572

2.979

3.551

0,5743

35

Tỉnh Điện Biên

853

4.142

4.995

0,5735

36

Tỉnh Sóc Trăng

732

3.652

4.384

0,5731

37

Tỉnh Hà Tĩnh

1.738

5.255

6.993

0,5676

38

Tỉnh Lào Cai

1.609

5.866

7.475

0,5652

39

Tỉnh Đồng Tháp

1.079

4.514

5.593

0,5649

40

Tỉnh Tây Ninh

404

2.987

3.391

0,5638

41

Tỉnh Khánh Hòa

793

4.092

4.885

0,5576

42

Tỉnh Hòa Bình

1.006

4.607

5.613

0,5548

43

Tỉnh Đồng Nai

1.176

5.197

6.373

0,5507

44

Tỉnh Sơn La

1.134

5.212

6.346

0,5478

45

Tỉnh Kon Tum

739

3.258

3.997

0,5438

46

Tỉnh Quảng Bình

747

5.069

5.816

0,5415

47

Tỉnh Đăk Lăk

1.175

6.192

7.367

0,5408

48

Tỉnh Tuyên Quang

706

3.109

3.815

0,5320

49

Tỉnh Đăk Nông

597

4.494

5.091

0,5266

50

Tỉnh Bình Thuận

831

3.283

4.114

0,5223

51

Tỉnh Bến Tre

555

2.905

3.460

0,5077

52

Tỉnh Nghệ An

1.962

8.375

10.337

0,5049

53

Tỉnh Lai Châu

897

3.566

4.463

0,5032

54

Tỉnh An Giang

960

2.113

3.073

0,4972

55

Tỉnh Quảng Trị

886

16.425

17.311

0,4866

56

Tỉnh Thái Bình

1.603

5.920

7.523

0,4794

57

Tỉnh Hà Giang

1.565

16.883

18.448

0,479

58

Tỉnh Cà Mau

415

2.780

3.195

0,4689

59

Tỉnh Phú Yên

785

4.504

5.289

0,4679

60

Tỉnh Bạc Liêu

352

2.678

3.030

0,4478

61

Tỉnh Cao Bằng

630

4.046

4.676

0,4081

62

Tỉnh Gia Lai

1.103

5.699

6.802

0,4069

63

Tỉnh Bắc Kạn

1.206

4.139

5.345

0,3941

Báo cáo chuyên đề về tình hình phát triển và ứng dụng chữ ký số của Bộ thông tin và truyền thông

Đăng lúc: 25/04/2024 15:39:04 (GMT+7)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ

TẠI CÁC BỘ, ĐỊA PHƯƠNG TRÊN CẢ NƯỚC NĂM 2023

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC NHIỆM VỤ CẦN TRIỂN KHAI ĐỂ

PHÁT TRIỂN CHỮ KÝ SỐ CÁ NHÂN

I. TỔNG QUAN CHUNG

Năm 2023, chữ ký số tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xác định tính pháp lý khi tham gia các hoạt động, giao dịch, trên môi trường điện tử. Tăng cường sử dụng chữ ký số trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, tài chính, y tế, giáo dục, các dịch vụ hành chính công… là chìa khóa để tạo nên công dân số, góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung sửa đổi, hoàn thiện và tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024. Luật GDĐT giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số, góp phần hoàn thiện hành lang pháp luật liên quan đến các hoạt động chuyển đổi số của Việt Nam, là cơ hội để chuyển đổi số Việt Nam bứt phá trong thời gian tới.

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu phát triển chữ ký số cá nhân, trong năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm phát triển chữ ký số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ TẠI CÁC BỘ, TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC

2.1. Số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Tính đến hết tháng 12 năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép hoạt động cho 25 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng).

Hình 1. Số lượng CA công cộng giai đoạn 2009 – 2023

2.2. Số lượng chứng thư chữ ký số công cộng đang hoạt động

Tính đến tháng 12/2023, trên toàn quốc, tổng số chứng thư chữ ký số đã cấp đạt 7.880.714, đang hoạt động đạt 2.890.666, tăng 98,53 % so với cùng kỳ năm 2022 (là 1.959.792 chứng thư chữ ký số). Các lĩnh vực ứng dụng chính hiện nay gồm thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội…

Hình 2. Số lượng chứng thư chữ ký số đang hoạt động giai đoạn 2020 2023

Các CA công cộng triển khai kinh doanh qua hệ thống đại lý và bán hàng trực tiếp. VNPT-CA và Viettel-CA là 02 CA công cộng có mạng lưới bán hàng trên toàn quốc. Tính hết năm 2023, VNPT-CA và Viettel-CA tiếp tục phát triển và duy trì thị phần lớn nhất, chiếm hơn 64,18% thị trường (VNPT-CA – 35,68% và Viettel-CA – 28,5%); 04 CA là BkavCA, FastCA, LCS-CA, MISA-CA có thị phần khoảng 16,1 %; 03 CA là EasyCA, FPT-CA, CA2 chiếm 8,03%, còn 16 CA công cộng đạt 11,69% thị phần, cụ thể trong hình sau:

Hình 3. Thị phần thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng năm 2023

2.3. Tỉ lệ chứng thư chữ ký số phân theo đối tượng

Tính đến cuối năm 2023, tổng số chứng thư chữ ký số đang hoạt động đạt 2.890.666, trong đó 1.632.043 chứng thư chữ ký số doanh nghiệp, tổ chức và 1.258.623 chứng thư chữ ký số cá nhân. Tỉ lệ chứng thư chữ ký số đang hoạt động phân chia theo cá nhân và doanh nghiệp, tổ chức được thể hiện tại hình sau:

Hình 4. Tỉ lệ chứng thư chữ ký số phân theo đối tượng giai đoạn 2018 - 2023

Số lượng chứng thư chữ ký số cá nhân đang hoạt động giai đoạn 2020 - 2023 được thể hiện trong Hình 5 như sau:

Hình 5. Số lượng chứng thư chữ ký số cá nhân đang hoạt động giai đoạn 2020 – 2023

Tỉ lệ chứng thư chữ ký số cá nhân đã tăng từ 20,64% cuối năm 2022 lên 48,34% tại thời điểm cuối năm 2023, đạt 1.258.623 chứng thư chữ ký số, cho thấy nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương và các CA công cộng.

Tốc độ phát triển chứng thư chữ ký số công cộng năm 2023 (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tăng 68% so với cùng kỳ năm 2022.

Thống kê số lượng, tỉ lệ chứng thư chữ ký số trên dân số, tốc độ tăng trưởng chứng thư chữ ký số công cộng theo từng địa phương 6 tháng đầu năm 2023 tại Phụ lục Báo cáo.

2.4. Tình hình cung cấp chứng thư chữ ký số theo mô hình ký số từ xa

Phương thức ký số từ xa hoặc ký số trên thiết bị di động sử dụng được trên nhiều thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay. Ưu điểm của loại hình ký số này là tốc độ ký nhanh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu pháp lý và tính an toàn.

Số lượng các CAcông cộng được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa (Remote Signing) và dịch vụ chứng thực chữ ký số trên thiết bị di động (Mobile PKI) trong hình sau.

Hình 6. Các mốc cấp phép dịch vụ Remote Siging và Mobile PKI cho các tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng từ 2021 -2023

Chứng thư chữ ký số được cấp theo mô hình ký số từ xa và ký số trên thiết bị di dộng tới khách hàng, cụ thể số liệu trong bảng sau:

STT

Thời gian

Số chứng thư chữ ký số cấp theo mô hình ký số từ xa và ký số trên thiết bị di động

1

Từ tháng 10/2021 đến hết tháng 12/2021

1.946

2

Từ tháng 01/2022 đến hết tháng 12/2022

171.907

3

Từ tháng 01/2023 đến hết tháng 12/2023

1.325.165

2.5. Tình hình ứng dụng chứng thư chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tại các bộ, địa phương

Theo số liệu thống kê, năm 2023, tổng số chứng thư chữ ký số chuyên dùng chính phủ cấp đạt 168.453, trong đó 39.968 chứng thư chữ ký số cấp cho các bộ, 128.485 chứng thư chữ ký số cấp cho các địa phương. Chi tiết trong bảng sau:

Nội dung

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Các địa phương

Tổng cộng

Số lượng chứng thư chữ ký số cấp trong năm 2023

39.968

128.485

168.453

Số lượng chứng thư chữ ký số cấp cộng dồn đến năm 2023

241.855

499.680

741.535

Số lượng chứng thư chữ ký số đang hoạt động

194.237

463.539

657.776

Hình 7: Số lượng chứng thư chữ ký số chuyên dùng cấp từng năm trong
giai đoạn 2020 – 2023 (nguồn: Ban Cơ yếu Chính phủ)

Thống kê số lượng chứng thư chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo từng bộ, ngành và địa phương năm 2023 tại Phụ lục Báo cáo.

2.6. Tình hình ứng dụng chữ ký số trong các lĩnh vực

Để nắm rõ hơn về thực trạng và ứng dụng dịch vụ chữ ký số đã và đang triển khai trên thị trường hiện nay, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã tiến hành khảo sát các đơn vị CA công cộng về việc triển khai các ứng dụng chữ ký số, để từ đó đưa ra các kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy phổ cập chữ ký số hơn nữa trong các lĩnh vực. Thông qua khảo sát ban đầu, Trung tâm thu được kết quả như sau:

Chữ ký số được kết nối sử dụng ở trên 2 nền tảng chính là web và ứng dụng trên web (webapp), áp dụng thông dụng chữ ký số USB Token và Remote Signing (ký số từ xa).

+ Các lĩnh vực chữ ký số đã được triển khai phổ biến:

- 100% các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số để ký và phát hành hóa đơn điện tử, kê khai và nộp thuế điện tử;

- Ký số thành phần hồ sơ, tờ khai trên các cổng dịch vụ công: Thuế, Hải quan, BHXH điện tử, Đấu thầu quốc gia, khai báo CO/CQ điện tử, Dịch vụ công quốc gia, Một cửa quốc gia, Kho bạc Nhà nước, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý Dược, Dịch vụ công Bộ Công An, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Chứng khoán Hà Nội…

+ Các lĩnh vực mới tiềm năng đang triển khai và có thể đẩy mạnh:

- Hợp đồng điện tử: Ký kết các hợp đồng, tài liệu, văn bản cho nội bộ và khách hàng, đối tác; Ký hồ sơ vay vốn; Ký số Hợp đồng thương mại điện tử; Hợp đồng lao động điện tử;

- Lĩnh vực y tế: Ký số hồ sơ bệnh án trên phần mềm y tế, ký số trên hệ thống quản lý đơn thuốc điện tử;

- Lĩnh vực giáo dục: Ký số giáo án, bài giảng... trên phần mềm giáo dục, ký số học bạ điện tử, bảng điểm;

- Lĩnh vực ngân hàng, tài chính: Hệ thống giao dịch chứng khoán, thanh toán, chuyển khoản qua mạng.

Ngoài ra ký số đang được ứng dụng tại một số lĩnh vực như: Ký số tại Hệ thống cấp, cấp đổi giấy phép lái xe; Hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm; Đăng ký kinh doanh qua mạng,….

Bảng tổng hợp các lĩnh vực ứng dụng phổ biến chứng thư chữ ký số công cộng như sau:

STT

Tên đơn vị

Dịch vụ ứng dụng

Đối tượng

Loại hình ký số

Tình hình ứng dụng

1

Tổng cục Thuế

Khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử

Tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh

USB Token, một số hệ thống đã tích hợp ký từ xa

100% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế và nộp thuế điện tử

Hoá đơn điện tử

Doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế

2

Tổng cục Hải quan

Kê khai hải quan điện tử, thu thuế xuất nhập khẩu, cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan điện tử và cơ chế một cửa quốc gia

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

USB Token, một số hệ thống đã tích hợp ký bằng Remote Signing

99,65% doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan trên hệ thống VNACCS/VCIS

3

Bảo hiểm xã hội

Nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

các doanh nghiệp sử dụng lao động đăng ký sử dụng trên Hệ thống Bảo hiểm xã hội

USB Token

Hơn 670.000 doanh nghiệp sử dụng (số liệu đến 12/2022)

4

Kho bạc nhà nước

Nghiệp vụ thu – chi ngân sách nhà nước

Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

USB Token

99.000 đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (số liệu đến 12/2022)

5

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hệ thống đấu thầu quốc gia

Website Muasamcong

Bên mời thầu, nhà thầu

USB Token

Hơn 42.000 đơn vị tham gia bên mời thầu và nhà thầu

6

Văn phòng Chính phủ; các Bộ và địa phương

Ký số thành phần hồ sơ trên cổng Dịch vụ công quốc gia và hệ thống cổng dịch vụ công, một cửa điện tử của các bộ, địa phương

Người dân, doanh nghiệp

USB Token

Chưa thống kê được mức độ sử dụng

7

Bộ Công thương

Hệ thống hợp đồng điện tử có xác thực

Doanh nghiệp

USB Token

Chưa thống kê được mức độ sử dụng

Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (CO/CQ)

Website Khai báo CO

8

Bộ Y tế

Phần mềm y tế; Hệ thống quản lý bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử

Hệ thống dịch vụ công của Cục Quản lý Dược

Bác sĩ

Remote Signing

Chưa thống kê được mức độ sử dụng

9

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phần mềm giáo dục: học bạ điện tử; sổ điểm điện tử

Giáo viên

Remote Signing

90% sản lượng của VNPA Smart CA (chiếm 50% thị phần sổ liên lạc điện tử) là từ giáo viên

10

Các công ty phát triển phần mềm, các CA công cộng

Phần mềm ký tài liệu điện tử; Phần mềm ký hợp đồng thương mại điện tử; Phần mềm lao động điện tử; Phần mềm quản lý, ký tài liệu văn bản nội bộ điện tử

Doanh nghiệp, cá nhân trong doanh nghiệpm cá nhân ngoài doanh nghiệp.

USB Token

Remote Signing

Chưa thống kê được mức độ sử dụng

III. HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY, PHÁT TRIỂN CHỮ KÝ SỐ NĂM 2023

3.1. Một số hoạt động nổi bật

Thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ, nhằm khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ ký số từ xa để thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, bên cạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý, năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai một số chính sách, hoạt động nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển chữ ký số nói chung và chữ ký số cá nhân nói riêng, cụ thể:

- Phối hợp với các CA công cộng, Câu lạc bộ chữ ký số và giao dịch điện tử và các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình cấp chứng thư chữ ký số miễn phí cho người dân tại 18 tỉnh, thành phố (Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, TP. Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Điện Biên, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Bình Định, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đắk Lắk) với hơn 260.500 chứng thư chữ ký số cá nhân được cấp miễn phí cho người dân; phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông một số tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị tuyên truyền về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các sở, ban, ngành, doanh nghiệp và cả đối tượng là cán bộ từ cấp xã, phường, bệnh viện, trường học…

- Xây dựng thành công Cổng kết nối ký số từ xa ESign và hỗ trợ tích hợp thành công tính năng ký số từ xa vào các cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương. Tính đến hết tháng 1/2024, 59/63 địa phương đã tích hợp thành công giải pháp ký số từ xa, trong đó: 41/63 địa phương ký số thành công với 06 nhà cung cấp dịch vụ, 18/63 địa phương đã hoàn thành tích hợp với ít nhất 01 nhà cung cấp dịch vụ, 4/63 địa phương đang trong quá trình tích hợp, 04/22 bộ, ngành đã triển khai tích hợp thành công dịch vụ ký số với 06 CA công cộng gồm Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tư Pháp; Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội Vụ.

- Chủ trì phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề về Vai trò của chữ ký số trong giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam – bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc. Hội thảo đã cung cấp và hỗ trợ thông tin đến các thành viên hiệp hội ngân hàng, các ngân hàng thương mại về tính cấp thiết cũng như cách thức triển khai nhằm thúc đẩy chữ ký số cá nhân trong các giao dịch thanh toán điện tử.

- Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như có cái nhìn tổng quan hơn về sự phát triển của các CA công cộng, năm 2023, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã phối hợp cùng Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam xây dựng bộ tiêu chí và tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ các CA công cộng năm 2023. Lần đầu tiên Lễ công bố kết quả khảo sát đồng thời trao các danh hiệu cho những CA có kết quả tích cực nhất đã được thực hiện trong tháng 1 năm 2024. Theo đó,VNPT-CA, VIETTEL-CA, CA2, FPT-CA, MISA-CA là các CA công cộng được khách hàng tham gia khảo sát đánh giá có chất lượng dịch vụ tốt nhất năm 2023.

- Thúc đẩy các CA công cộng đã có nhiều chính sách miễn, giảm giá dịch vụ cho các đối tượng được ưu đãi như miễn phí cấp chứng thư chữ ký số cho người dân tham gia dịch vụ hành chính công như bác sĩ, giáo viên (với giá khoảng 50.000đ/năm sử dụng). Các CA công cộng cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số từ xa cũng đã công bố các gói cước trả trước, ký theo lượt, gói cước ngắn hạn với giá chỉ từ 300 đồng/lần ký…

- Tổ chức, triển khai nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền khác về chữ ký số như xây dựng báo cáo thường niên về chữ ký số, phát hành tờ rơi, đặt viết bài, xây dựng video, phóng sự giới thiệu, tuyên truyền về chữ ký số trên các phương tiện truyền thông, sản xuất video clip, vật phẩm tuyên truyền nhằm đưa chữ ký số đến gần với người dân hơn…

3.2. Khó khăn, vướng mắc

Chữ ký số nói chung và chữ ký số cá nhân nói riêng có những đặc điểm ưu việt và tiện lợi nhưng trong quá trình triển khai vẫn chưa có được sự phát triển tương xứng. Trong quá trình triển khai, một số nguyên nhân được đánh giá là trở ngại tới việc phát triển, phổ cập chữ ký số cá nhân đến toàn dân được tổng hợp như:

- Thiếu môi trường, ứng dụng cho việc sử dụng chữ ký số cá nhân. Hiện nay, chữ ký số cá nhân đang được sử dụng chủ yếu trong một số lĩnh vực như kê khai và nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội…, còn hầu hết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, kể cả ngân hàng hay mua sắm trực tuyến là những lĩnh vực có tiềm năng nhất cho việc sử dụng chữ ký số cá nhân (theo kinh nghiệm quốc tế) thì việc ứng dụng trên thực tế chưa nhiều.

- Về phía cá nhân người sử dụng, có thể đánh giá sự tiện lợi trong ứng dụng thực tế chưa tương xứng với phát triển về mặt công nghệ: trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, văn bản, giấy tờ, hợp đồng trong các lĩnh vực thì việc ký tay vẫn được người dân và doanh nghiệp sử dụng phổ biến hơn. Lý do đến từ ngại thay đổi thói quen, ngại tiếp cận công nghệ mới…là những trở ngại lớn nhất cho việc phổ cập chữ ký số cá nhân.

- Về phía cơ quan quản lý nhà nước, hiện đang tập trung hơn vào việc thúc đẩy và triển khai cung cấp chữ ký số cho người dân, chưa chú trọng nhiều vào việc phát triển môi trường, ứng dụng ký số cũng như đưa ra các biện pháp để thúc đẩy, khuyến khích hay chế tài cho việc sử dụng chữ ký số. Hiện tại hầu hết các cổng dịch vụ công vẫn chấp nhận hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, người dân đã được cấp chữ ký số cũng không nhiết thiết phải sử dụng. Nhiều trường hợp người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhưng vẫn yêu cầu bản cứng.

- Hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, truyền thông về chữ ký số: tuyên truyền về chữ ký số ngoài đối tượng chính là người dân còn cần hướng tới các đối tượng trực tiếp tiếp nhận, xử lý văn bản điện tử, hồ sơ thủ tục hành chính.

- Chưa chạm đến thời điểm bùng nổ đối với sản phẩm công nghệ: chữ ký số là sản phẩm công nghệ thuộc loại tăng trưởng đều, hiện chưa đạt đến điểm bùng nổ về số lượng người dùng, chưa tạo thành thói quen của người dân.

IV. ĐỀ XUẤT CÁC VIỆC CẦN TRIỂN KHAI

Nhằm khắc phục các khó khăn, vướng mắc nói trên, để thúc đẩy sự phát triển của chữ ký số nói chung và chữ ký số cá nhân nói riêng, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất một số nhiệm vụ, hoạt động cụ thể do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và kiến nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp triển khai trong thời gian tới, cụ thể như sau:

4.1. Đề xuất kiến nghị chung

4.1.1. Bộ Thông tin và Truyền thông

- Hoàn thiện Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số Esign theo nhiệm vụ tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP, phối hợp tích hợp với Cổng dịch vụ công của các bộ, địa phương, cho phép người dân, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số khi thực hiện các thủ tục hành chính.

- Hỗ trợ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính sách, cơ chế nhằm thúc đẩy, tăng cường sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử trong các lĩnh vực: dịch vụ công trực tuyến, chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, ngân hàng điện tử, y tế điện tử, học bạ điện tử…

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các chương trình cụ thể như:

+ Chương trình đào tạo, tập huấn về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân nhằm tăng cường sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử hướng tới chuyển đổi số, chính phủ số.

+ Chương trình đào tạo trực tiếp và trực tuyến đến các cán bộ phụ trách của các địa phương, tổ công nghệ số cộng đồng về: lợi ích của chữ ký số; cách thức đăng ký, sử dụng chữ ký số từ xa vào văn bản, trên các cổng dịch vụ công đã tích hợp ký số.

- Chủ trì các hoạt động tuyên truyền về chữ ký số nói chung và chữ ký số cá nhân nói riêng, cụ thể như:

+ Phát hành sổ tay hướng dẫn sử dụng chữ ký số cho các đối tượng có khả năng phát sinh nhu cầu lớn khi sử dụng các nền tảng chuyển đổi số đã tích hợp chữ ký số (giáo viên, phụ huynh, giao dịch ngân hàng, hợp đồng điện tử…)

+ Thường xuyên có bài viết, video, phóng sự giới thiệu, tuyên truyền về chữ ký số trên các phương tiện truyền thông của địa phương (trang/cổng thông tin, trang dịch vụ công, ứng dụng thông minh của địa phương, báo chí địa phương…).

+ Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người dân về các ứng dụng và chính sách ưu đãi về chứng thư chữ ký số đang được triển khai.

- Chủ trì, thúc đẩy trong các hoạt động ưu đãi về giá: Thúc đẩy các CA công cộng đa dạng hóa các gói cước dịch vụ, học tập mô hình cung cấp dịch vụ trả trước của viễn thông cho phép cung cấp các gói cước ký số trả trước, trả theo lượt ký nhằm phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

4.1.2. Các bộ, ngành

- Thực hiện và phối hợp triển khai các chính sách thúc đẩy, tăng cường sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử của các lĩnh vực do các bộ, ngành phụ trách.

- Nghiên cứu, bổ sung thêm các quy định về việc áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như giáo dục, y tế, tài chính, thương mại điện tử, hợp đồng điện tử, quy trình giao dịch điện tử, thanh toán không tiền mặt…

- Xây dựng, quản lý, thống nhất áp dụng các nền tảng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, tài chính, thuế, bảo hiểm, nông nghiệp, thương mại, du lịch... kết nối với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số Esign của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho phép người dùng sử dụng chữ ký số trong các giao dịch trên các nền tảng này.

- Khoản 2, Điều 34 Luật Giao dịch điện tử năm 2023 đã giao thẩm quyền các bộ, ngành xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Theo đó, các bộ, ngành cần rà soát và ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trên cơ sở các thành tố cơ bản được quy định tại Luật Giao dịch điện tử như chữ ký điện tử, chữ ký số, dịch vụ tin cậy để triển khai và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành, lĩnh vực mình.

4.1.3. Các địa phương

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia) tổ chức các chương trình tập huấn, truyền thông về việc thúc đẩy sử dụng chữ ký số cá nhân trong các dịch vụ công nói riêng và các giao dịch điện tử nói chung. Với các địa phương chưa triển khai chương trình cấp chữ ký số miễn phí cho người dân cần lên kế hoạch cụ thể, chỉ tiêu cho từng địa bàn để triển khai thực hiện, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, rà soát các ứng dụng thực tiễn của chữ ký số trong đời sống người dân. Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia sẵn sàng phối hợp với các địa phương tiếp tục triển khai chương trình cấp miễn phí chữ ký số cho người dân.

- Thực hiện và phối hợp triển khai các chính sách thúc đẩy, tăng cường sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử tại địa phương.

- Chỉ đạo thúc đẩy dịch vụ công toàn trình tiến đến 100% dịch vụ công tại địa phương đều sử dụng chữ ký số để giảm bớt thời gian, thủ tục giấy tờ của người dân. Hiện nay nhiều địa phương vẫn yêu cầu người dân phải dùng bản cứng giấy tờ mặc dù người dân đã được cấp chứng thư chữ ký số nhưng không có điều kiện sử dụng.

- Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của địa phương nhanh chóng hoàn thành các chỉ số chuyển đổi số như: Tỉ lệ người dân có chữ ký số, tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử, ứng dụng chữ ký số trong học bạ điện tử, y tế.

- Các tỉnh cử đầu mối tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia) hoàn thành việc tích hợp giải pháp ký số từ xa vào Cổng dịch vụ công của địa phương, để tạo thuận lợi cho người dân tham gia các thủ tục hành chính.

- Hiện nay, xét về giá trị pháp lý thì hợp đồng điện tử có giá trị tương đương với hợp đồng giấy. Tại Việt Nam, nhiều nhà cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử đã được cấp phép hoạt động. Trong các loại hợp đồng điện tử thì ứng dụng, triển khai Hợp đồng lao động điện tử (HĐLĐĐT) là cơ hội và tiềm năng lớn để thúc đẩy chữ ký số cá nhân, đặc biệt tại các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, thu hút nhiều lao động. Đề nghị các địa phương xem xét nghiên cứu, đề xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhanh chóng hoàn thiện nền tảng cũng như các quy định để làm cơ sở triển khai ứng dụng HĐLĐĐT giữa doanh nghiệp và người lao động.

4.2. Đề xuất kiến nghị đối với các bộ, ngành, lĩnh vực cụ thể

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hỗ trợ, đồng hành cùng các CA công cộng trong quá trình tích hợp, triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Từ kinh nghiệm triển khai thực tế và trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các CA công cộng, Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê một số nội dung đề xuất, kiến nghị đối với các bộ, ngành, lĩnh vực cụ thể như sau:

STT

Tên đơn vị

Lĩnh vực ứng dụng

Đề xuất/kiến nghị

1

Văn phòng Chính phủ; các Bộ và địa phương

Cổng Dịch vụ công quốc gia và hệ thống cổng dịch vụ công, một cửa điện tử của các bộ, địa phương

Tất cả các cổng dịch vụ công cần khai báo đầy đủ tất cả các CA Remote Signing đã tích hợp qua eSign hub của NEAC để đảm bảo công dân, doanh nghiệp có thể sử dụng chứng thư chữ ký số của bất kỳ CA Remote Signing nào để ký trên cổng dịch vụ công.

Đề xuất cho phép đăng nhập cổng Dịch vụ công quốc gia bằng tài khoản phần mềm ký số của các CA công cộng.

2

Bộ Công thương

Hệ thống hợp đồng điện tử có xác thực

Đề xuất quy định áp dụng yêu cầu bắt buộc sử dụng hợp đồng xác thực (Hệ thống hợp đồng điện tử có xác thực) đối với giao kết các hợp đồng thương mại

Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (CO/CQ)

Đề xuất quy định triển khai sử dụng ký số từ xa

Website Khai báo CO

3

Bộ Công an

Cổng dịch vụ công (thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú, đăng ký cấp lại căn cước công dân…)

Bổ sung các nghiệp vụ hỗ trợ người dân thực hiện giao dịch trực tuyến sử dụng chữ ký số

4

Bộ Y tế

Hệ thống quản lý bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử

Triển khai áp dụng ký số của bác sĩ, nhân viên y tế trong quản lý bệnh án điện tử; ký số của bệnh nhân trong đăng ký khám, chữa bệnh (giai đoạn 2)

5

Bộ Giao thông vận tải

Hệ thống cấp, đổi giấy phép lái xe

Bổ sung áp dụng chữ ký số trong nghiệp vụ nộp hồ sơ cấp, cấp đổi giấy phép lái xe cho người dân

6

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

Hệ thống quản lý hợp đồng lao động

Quy định ký số từ xa trong hợp đồng lao động giữa người lao động với chủ doanh nghiệp, áp dụng trên phạm vi cả nước

7

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hệ thống đấu thầu

Đề nghị nghiên cứu, áp dụng hình thức ký số từ xa trên hệ thống đấu thầu quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện giao dịch.

Đăng ký kinh doanh online

Hệ thống Mua sắm công

8

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ứng dụng giáo dục: học bạ điện tử; sổ điểm điện tử

Đề xuất có quy định áp dụng đồng bộ học bạ điện tử các cấp.

9

Ngân hàng Nhà nước

Hệ thống internet banking, mobile banking của các ngân hàng thương mại

Bổ sung yêu cầu quy định chữ ký số trong giao dịch ký hợp đồng mở tài khoản, giao dịch chuyển khoản, ứng tiền…

10

Kho bạc Nhà nước

Nghiệp vụ kho bạc

Có kế hoạch triển khai ký số từ xa trên phạm vi 63 địa phương

11

Uỷ ban Chứng khoán quốc gia

Hệ thống giao dịch chứng khoán

Bổ sung quy định ký số đối với giao dịch hợp đồng mở tài khoản, giao dịch đặt lệnh, ứng tiền, nạp tiền, rút tiền.

12

Tập đoàn Điện lực VN EVN và các công ty thành viên

Hợp đồng mua bán điện; Hoá đơn điện.

Đề xuất ứng dụng ký số đối với hợp đồng mua bán điện, hoá đơn điện, đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.

13

Các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, truyền hình cáp…

Hợp đồng cung cấp dịch vụ

Đề xuất ứng dụng ký số hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông, hoá đơn…

14

Tổng cục Du lịch VN; các công ty du lịch, khách sạn, đại lý vé máy bay…

Hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch, booking khách sạn, vé máy bay, tàu…

Đề xuất ứng dụng ký số hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch, khách sạn, vé máy bay, tàu…

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


Phụ lục

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG, TỈ LỆ CHỨNG THƯ CHỮ KÝ SỐ

THEO BỘ, ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

1. Tốc độ phát triển chứng thư chữ ký số công cộng tại các địa phương

STT

Tên địa phương

Số lượng chứng thư chữ ký số

6 tháng đầu năm 2022

Số lượng chứng thư chữ ký số

6 tháng đầu năm 2023

Tốc độ phát triển chứng thư chữ ký số công cộng (%)

1

Thanh Hoá

8.121

32.404

299,01

2

Đồng Tháp

2.846

7.081

148,81

3

Lâm Đồng

4.808

11.951

148,56

4

Sơn La

2.917

6.171

111,55

5

Tây Ninh

3.083

6.337

105,55

6

Bắc Kạn

696

1.309

88,07

7

Hậu Giang

2.094

3.833

83,05

8

Kon Tum

1.557

2.781

78,61

9

Nghệ An

9.511

16.759

76,21

10

Quảng Nam

6.601

11.496

74,16

11

Quảng Bình

2.865

4.711

64,43

12

Sóc Trăng

2.178

3.490

60,24

13

Long An

7.070

10.971

55,18

14

Lào Cai

3.277

5.028

53,43

15

Phú Yên

2.066

3.133

51,65

16

Ninh Thuận

1.382

2.037

47,40

17

Điện Biên

1.392

2.050

47,27

18

Vĩnh Phúc

4.842

7.004

44,65

19

Bến Tre

4.697

6.728

43,24

20

Quảng Ninh

6.367

9.045

42,06

21

Tuyên Quang

2.354

3.335

41,67

22

Trà Vinh

2.140

2.969

38,74

23

Bạc Liêu

2.250

3.089

37,29

24

Tiền Giang

3.274

4.479

36,81

25

Đắk Lắk

8.300

11.051

33,14

26

Đắk Nông

1.728

2.246

29,98

27

Bình Dương

19.145

24.513

28,04

28

Hà Giang

2.667

3.268

22,53

29

Lai Châu

2.096

2.558

22,04

30

Bình Phước

5.509

6.545

18,81

31

Quảng Ngãi

3.913

4.643

18,66

32

Ninh Bình

3.513

3.865

10,02

33

Bình Định

4.080

4.365

6,99

34

Cà Mau

10.506

11.134

5,98

35

Vĩnh Long

2.662

2.815

5,75

36

Hà Nội

89.244

92.994

4,20

37

Bình Thuận

4.338

4.475

3,16

38

Cao Bằng

1.832

1.874

2,29

39

Nam Định

5.062

5.173

2,19

40

Phú Thọ

5.774

5.595

-3,10

41

Bắc Giang

5.171

4.999

-3,33

42

Bắc Ninh

7.454

7.063

-5,25

43

Yên Bái

2.779

2.633

-5,25

44

An Giang

4.863

4.593

-5,55

45

Bà Rịa - Vũng Tàu

5.940

5.583

-6,01

46

Hà Nam

2.989

2.800

-6,32

47

Khánh Hoà

5.757

5.380

-6,55

48

Hoà Bình

2.646

2.458

-7,11

49

Kiên Giang

5.910

5.468

-7,48

50

Thừa Thiên Huế

3.620

3.288

-9,17

51

TP Cần Thơ

6.592

5.906

-10,41

52

Đà Nẵng

12.147

10.698

-11,93

53

TP. Hồ Chí Minh

124.447

109.154

-12,29

54

Hưng Yên

5.189

4.377

-15,65

55

Hải Dương

6.002

4.982

-16,99

56

Gia Lai

4.620

3.689

-20,15

57

Đồng Nai

16.135

12.826

-20,51

58

Hải Phòng

10.166

8.028

-21,03

59

Thái Bình

4.620

3.578

-22,55

60

Lạng Sơn

3.707

2.867

-22,66

61

Thái Nguyên

5.582

3.924

-29,70

62

Hà Tĩnh

3.989

2.696

-32,41

63

Quảng Trị

4,245

2,486

-41.44


2. Số lượng chứng thư chữ ký số công cộng đang hoạt động tại các địa phương

STT

Tên địa phương

Tổng số chứng thư chữ ký số

(tính đến 30/6/2023)

Tỉ lệ chứng thư chữ ký số/tng số dân (%)

Xếp hạng DTI

2022

1

TP. Hồ Chí Minh

479.560

5,11

0,7163

2

Hà Nội

380.335

4,51

0,6098

3

Lạng Sơn

32.546

4,06

0,6837

4

Phú Thọ

56.598

3,73

0,6126

5

Đà Nẵng

43.853

3,59

0,8002

6

Bình Dương

87.087

3,15

0,6321

7

Bình Phước

28.213

2,73

0,6385

8

Lâm Đồng

34.564

2,59

0,6209

9

Lào Cai

17.758

2,30

0,5652

10

Thanh Hoá

85.405

2,29

0,635

11

Quảng Ninh

29.896

2,19

0,7024

12

Cà Mau

25.775

2,13

0,4689

13

Bà Rịa - Vũng Tàu

24.969

2,12

0,5878

14

Bắc Ninh

31.043

2,09

0,6736

15

Vĩnh Phúc

24.586

2,05

0,6341

16

Long An

34.997

2,02

0,6386

17

Hải Phòng

41.716

2,00

0,6352

18

Quảng Bình

17.802

1,95

0,5415

19

TP Cần Thơ

23.685

1,89

0,6924

20

Quảng Nam

28.609

1,88

0,5808

21

Điện Biên

11.945

1,88

0,5735

22

Đắk Lắk

35.950

1,87

0,5408

23

Ninh Bình

18.379

1,82

0,6214

24

Cao Bằng

9.306

1,71

0,4081

25

Quảng Trị

10.908

1,68

0,4866

26

Khánh Hoà

20.723

1,65

0,5576

27

Đồng Nai

53.480

1,64

0,5507

28

Lai Châu

7.879

1,63

0,5032

29

Hưng Yên

20.919

1,62

0,5753

30

Kon Tum

8.992

1,55

0,5438

31

Bắc Kạn

5.010

1,54

0,3941

32

Nghệ An

52.319

1,53

0,5049

33

Hoà Bình

13.348

1,52

0,5548

34

Thái Nguyên

20.175

1,51

0,6469

35

Bến Tre

19.509

1,50

0,5077

36

Hậu Giang

10.921

1,50

0,6342

37

Tuyên Quang

11.441

1,42

0,532

38

Bình Thuận

17.562

1,40

0,5223

39

Hà Nam

12.314

1,40

0,5743

40

Yên Bái

11.843

1,40

0,635

41

Tây Ninh

16.554

1,39

0,5638

42

Hải Dương

26.419

1,36

0,6383

43

Sơn La

17.286

1,33

0,5478

44

Quảng Ngãi

16.496

1,32

0,6033

45

Ninh Thuận

7.784

1,30

0,5934

46

Hà Tĩnh

16.219

1,23

0,5676

47

Bình Định

18.261

1,21

0,5845

48

An Giang

19.353

1,21

0,4972

49

Phú Yên

10.514

1,20

0,4679

50

Bắc Giang

22.658

1,20

0,644

51

Vĩnh Long

12.258

1,19

0,5824

52

Kiên Giang

20.714

1,18

0,5796

53

Hà Giang

10.493

1,18

0,479

54

Đắk Nông

7.825

1,17

0,5266

55

Nam Định

20.884

1,11

0,639

56

Thừa Thiên Huế

12.904

1,11

0,6975

57

Thái Bình

20.456

1,09

0,4794

58

Sóc Trăng

12.655

1,06

0,5731

59

Đồng Tháp

19.623

1,03

0,5649

60

Trà Vinh

9.637

0,95

0,6077

61

Tiền Giang

16.844

0,94

0,6274

62

Gia Lai

14.559

0,92

0,4069

63

Bạc Liêu

8.117

0,88

0,4478


3. Số lượng chứng thư chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động tại các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ năm 2023

STT

Tên đơn vị

Cơ quan, tổ chức

Công chức, viên chức

Tổng cộng

(tính đến 31/12/2023)

Xếp hạng DTI (2022)

1

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

764

6.034

6.798

0,8219

2

Bộ Tài chính

4.105

39.115

43.220

0,7107

3

Bộ Tài nguyên và Môi trường

225

2.643

2.868

0,6235

4

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

110

511

621

0,6155

5

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

1.889

11.945

13.834

0,6103

6

Bộ Thông tin và Truyền thông

102

671

773

0,6021

7

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

125

554

679

0,5991

8

Bộ Công Thương

125

1.765

1.890

0,5947

9

Bộ Giao thông vận tải

320

2.966

3.286

0,5478

10

Bộ Nội vụ

42

1.371

1.413

0,5322

11

Bộ Giáo dục và Đào tạo

160

1.615

1.775

0,5233

12

Bộ Xây dựng

22

500

522

0,5129

13

Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam

44

707

751

0,4813

14

Bộ Y tế

92

1.539

1.631

0,4769

15

Bộ LĐTB và Xã hội

35

323

358

0,4442

16

Bộ NNPT nông thôn

141

1.239

1.380

0,4422

17

Đài Truyền hình Việt Nam

12

169

181

0,4387

18

Bộ Tư pháp

843

2.813

3.656

0,4198

19

Ủy ban Dân tộc

13

306

319

0,4073

20

Bộ Khoa học và Công nghệ

147

2.117

2.264

0,4051

21

Thông tấn xã Việt Nam

101

284

385

0,2845

22

Thanh tra Chính phủ

33

237

270

0,1664

23

Đài Tiếng nói Việt Nam

31

210

241

0,1653

24

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

45

192

237

0,1642

25

Bộ Quốc phòng

1.278

4.564

5.842

26

Bộ Công An

33.249

64.277

97.526

27

Bộ Ngoại Giao

43

835

878

28

Văn phòng Chính phủ

25

565

590

29

BQL Lăng Chủ tịch HCM

7

26

33

30

Học viện Chính trị QG HCM

1

15

16


4. Số lượng chứng thư chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động tại các địa phương năm 2023

STT

Tên Địa phương

Cơ quan, tổ chức

Công chức, viên chức

Tổng cộng

(tính đến 31/12/2023)

Xếp hạng DTI

(2022)

1

Thành phố Đà Nẵng

466

2.310

2.776

0,8002

2

Thành phố HCM

1.992

14.609

16.601

0,7163

3

Tỉnh Quảng Ninh

2.027

15.138

17.165

0,7024

4

Tỉnh Thừa Thiên Huế

849

17.863

18.712

0,6975

5

Thành phố Cần Thơ

502

2.179

2.681

0,6924

6

Tỉnh Lạng Sơn

2.283

27.871

30.154

0,6837

7

Tỉnh Bắc Ninh

738

7.161

7.899

0,6736

8

Tỉnh Thái Nguyên

1.046

7.888

8.934

0,6469

9

Tỉnh Bắc Giang

2.297

7.605

9.902

0,644

10

Tỉnh Nam Định

1.150

7.356

8.506

0,6390

11

Tỉnh Long An

1.050

5.220

6.270

0,6386

12

Tỉnh Bình Phước

666

3.690

4.356

0,6385

13

Tỉnh Hải Dương

939

5.477

6.416

0,6383

14

Thành phố Hải Phòng

1.121

5.965

7.086

0,6352

15

Tỉnh Thanh Hóa

1.866

13.611

15.477

0,635

16

Tỉnh Yên Bái

1.075

11.269

12.344

0,6350

17

Tỉnh Hậu Giang

474

2.329

2.803

0,6342

18

Tỉnh Vĩnh Phúc

454

2.521

2.975

0,6341

19

Tỉnh Bình Dương

990

5.060

6.050

0,6321

20

Tỉnh Tiền Giang

262

3.511

3.773

0,6274

21

Tỉnh Ninh Bình

611

6.658

7.269

0,6214

22

Tỉnh Lâm Đồng

347

4.579

4.926

0,6209

23

Tỉnh Phú Thọ

869

7.444

8.313

0,6126

24

Thành phố Hà Nội

1.351

19.789

21.140

0,6098

25

Tỉnh Trà Vinh

177

3.510

3.687

0,6077

26

Tỉnh Quảng Ngãi

823

3.929

4.752

0,6033

27

Tỉnh Ninh Thuận

657

2.665

3.322

0,5934

28

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

776

8.754

9.530

0,5878

29

Tỉnh Bình Định

796

6.979

7.775

0,5845

30

Tỉnh Vĩnh Long

403

1.634

2.037

0,5824

31

Tỉnh Quảng Nam

954

5.496

6.450

0,5808

32

Tỉnh Kiên Giang

576

5.379

5.955

0,5796

33

Tỉnh Hưng Yên

583

4.169

4.752

0,5753

34

Tỉnh Hà Nam

572

2.979

3.551

0,5743

35

Tỉnh Điện Biên

853

4.142

4.995

0,5735

36

Tỉnh Sóc Trăng

732

3.652

4.384

0,5731

37

Tỉnh Hà Tĩnh

1.738

5.255

6.993

0,5676

38

Tỉnh Lào Cai

1.609

5.866

7.475

0,5652

39

Tỉnh Đồng Tháp

1.079

4.514

5.593

0,5649

40

Tỉnh Tây Ninh

404

2.987

3.391

0,5638

41

Tỉnh Khánh Hòa

793

4.092

4.885

0,5576

42

Tỉnh Hòa Bình

1.006

4.607

5.613

0,5548

43

Tỉnh Đồng Nai

1.176

5.197

6.373

0,5507

44

Tỉnh Sơn La

1.134

5.212

6.346

0,5478

45

Tỉnh Kon Tum

739

3.258

3.997

0,5438

46

Tỉnh Quảng Bình

747

5.069

5.816

0,5415

47

Tỉnh Đăk Lăk

1.175

6.192

7.367

0,5408

48

Tỉnh Tuyên Quang

706

3.109

3.815

0,5320

49

Tỉnh Đăk Nông

597

4.494

5.091

0,5266

50

Tỉnh Bình Thuận

831

3.283

4.114

0,5223

51

Tỉnh Bến Tre

555

2.905

3.460

0,5077

52

Tỉnh Nghệ An

1.962

8.375

10.337

0,5049

53

Tỉnh Lai Châu

897

3.566

4.463

0,5032

54

Tỉnh An Giang

960

2.113

3.073

0,4972

55

Tỉnh Quảng Trị

886

16.425

17.311

0,4866

56

Tỉnh Thái Bình

1.603

5.920

7.523

0,4794

57

Tỉnh Hà Giang

1.565

16.883

18.448

0,479

58

Tỉnh Cà Mau

415

2.780

3.195

0,4689

59

Tỉnh Phú Yên

785

4.504

5.289

0,4679

60

Tỉnh Bạc Liêu

352

2.678

3.030

0,4478

61

Tỉnh Cao Bằng

630

4.046

4.676

0,4081

62

Tỉnh Gia Lai

1.103

5.699

6.802

0,4069

63

Tỉnh Bắc Kạn

1.206

4.139

5.345

0,3941

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa