Ý kiến thăm dò
Người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, ủng hộ tiền, tài sản để lôi kéo, mua chuộc cử tri
(Thanhuytphcm.vn) - Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 về bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã chính thức lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử. Trong những ngày tới, các ứng viên sẽ thực hiện việc tiếp xúc với cử tri. Cộng tác viên Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực về các vấn đề liên quan.
*Phóng viên:Thưa đồng chí, hội nghị hiệp thương lần thứ 3 của mặt trận đã chính thức lựa chọn, lập danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử. Đây là bước rất quan trọng, kết thúc 3 vòng của quy trình hiệp thương. Tới đây, việc giám sát của mặt trận tập trung nội dung gì?
- Đồng chíNgô Sách Thực: Từ sau hội nghị hiệp thương lần thứ 2 lập danh sách sơ bộ các ứng cử viên ứng cử ĐBQH khóa XV, Mặt trận đã có các chương trình giám sát ở địa phương. Cụ thể là đã tổ chức các đoàn giám sát, xem xét tất cả các trình tự, thủ tục liên quan đến phần thành lập các đơn vị bầu cử, hoạt động của các tổ chức bầu cử; việc lấy ý kiến, tín nhiệm của cử tri nơi công tác và nơi cư trú, kể cả người tự ứng cử. Mục tiêu là những gì người dân còn băn khoăn về người ứng cử đều phải được làm rõ. Qua giám sát, chúng tôi cũng đã kịp thời rút ra những vấn đề cần chấn chỉnh, trong đó, việc lắng nghe phản ánh của Nhân dân đối với các ứng cử viên phải được làm thật tốt, bảo đảm mọi thắc mắc phải được giải đáp rõ ràng.
Sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3, Ban Thường trực và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi Biên bản Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiếp tục triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bên cạnh đó, Mặt trận sẽ phối hợp tổ chức để người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp gặp gỡ, tiếp xúc cử tri, báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình. Thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri này, cử tri sẽ tiếp tục giám sát để làm rõ hết những vấn đề còn băn khoăn với ứng cử viên, để làm sao bảo đảm đến ngày bầu cử chúng ta sẽ lựa chọn được những đại biểu xứng đáng nhất.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức hội nghị cử tri để những người ứng cử ĐBQH gặp gỡ, tiếp xúc cử tri nơi mình ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử theo quy định. Thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử được tiến hành từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 22/5). Nhiệm vụ của Mặt trận là tiếp tục giám sát để người ứng cử vận động bầu cử diễn ra đúng pháp luật, đây là việc rất quan trọng. Bên cạnh đó, danh sách chính thức những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước sẽ được niêm yết công khai, nên cử tri có thể tìm hiểu về các ứng viên này. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp cử tri tìm hiểu về các ứng viên, biết đến chương trình vận động bầu cử của các ứng viên để có quyết định bầu cử sáng suốt nhất.
* Đồng chí có lưu ý gì đối với việc vận động bầu cử?
- Theo quy định, việc tổ chức cho những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử phải được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Ngoài các cuộc tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi ứng cử thì việc vận động bầu cử có thể thông qua các phương tiện thông tin - “kênh” rất quan trọng để các ứng cử viên được thực hiện quyền vận động bầu cử. Trong vận động bầu cử tránh việc lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín, lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân khác; tránh lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. Chúng tôi cũng đã tập huấn, hướng dẫn kỹ về vấn đề này. Để đảm bảo công bằng bình đẳng cho các ứng cử viên, không được lạm dụng chức vụ quyền hạn để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Đặc biệt, người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Kinh nghiệm vận động bầu cử cho thấy, các ứng cử viên cần nêu rõ mục đích, mục tiêu của mình nếu được bầu làm ĐBQH, đại biểu HĐND. Mỗi người cần hiểu rõ tình hình đặc điểm địa phương nơi mình ứng cử và đưa ra các giải pháp, hiến kế, chính sách... tác động đến sự phát triển của địa phương và của cả nước. Cách trình bày trước cử tri và Nhân dân cần chân thành, khiêm tốn, chia sẻ, không hứa hão, hứa suông; phải mang cái tâm của mình đến với cử tri và nhân dân.
* Thưa đồng chí, với những cử tri đi làm ăn xa, không thể bầu cử ở nơi có hộ khẩu thường trú thì chúng ta bảo đảm quyền bầu cử của họ ra sao?
- Việc lập và niêm yết danh sách cử tri là rất quan trọng, là trách nhiệm của Ủy ban bầu cử, nhất là cấp xã, để bảo đảm không để sót cử tri đi bầu. Qua giám sát và kiểm tra cho thấy các trường hợp cử tri đi làm ăn xa và các đối tượng được bầu cử theo quy định của luật, rồi các phương án chuẩn bị cho bầu cử, kể cả phương án có dịch Covid-19 đều đã được đặt ra và hướng dẫn cho các địa phương. Ủy ban bầu cử, nhất là cấp xã - tức đơn vị bầu cử - phải sớm lập danh sách cử tri, trong đó lưu ý các trường hợp đi làm ăn xa, phải bảo đảm có đăng ký. Hiện nay chúng ta lập danh sách cử tri thường theo hộ khẩu thường trú, nhưng với những cử tri đi xa không về bầu cử tại nơi có hộ khẩu thường trú được thì phải đăng ký nơi dự kiến bỏ phiếu. Đơn cử, ở các khu công nghiệp rất nhiều công nhân thì đơn vị bầu cử tại nơi đó phải vào lấy phiếu đăng ký bầu cử của công nhân, tổ chức cho họ bầu cử tại địa bàn đó, bảo đảm quyền bầu cử của công dân. Nói chung, Ủy ban bầu cử cấp cơ sở sẽ phải đến từng nơi để cử tri đăng ký nơi bỏ phiếu. Kể cả sau khi niêm yết danh sách cử tri, nếu cử tri muốn thay đổi nơi bầu thì sẽ có phiếu chuyển nơi bỏ phiếu.
* Xin cảm ơn đồng chí!
Trung Kiên
Tin cùng chuyên mục
-
ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HĐND HUYỆN KHÓA XX TIẾP XÚC CỬ TRI VẬN ĐỘNG BẦU CỬ TẠI XÃ CẨM NGỌC
14/05/2021 10:17:08 -
ứng cử viên HĐND xã Cẩm Ngọc nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức tiếp xúc cử tri vận động bầu cử
13/05/2021 10:31:23 -
HỘI NGHỊ GẶP GỠ VÀ TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TIẾP XÚC CỬ TRI, VẬN ĐỘNG BẦU CỬ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HĐND XÃ CẨM NGỌC NHIỆM KỲ 2021 - 2026
06/05/2021 15:41:08 -
Ủy ban bầu cử xã Cẩm Ngọc tổ chức niêm yết danh sách người ứng cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
05/05/2021 09:57:19
Người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, ủng hộ tiền, tài sản để lôi kéo, mua chuộc cử tri
(Thanhuytphcm.vn) - Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 về bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã chính thức lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử. Trong những ngày tới, các ứng viên sẽ thực hiện việc tiếp xúc với cử tri. Cộng tác viên Trang tin Điện tử Đảng bộ TPHCM đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực về các vấn đề liên quan.
*Phóng viên:Thưa đồng chí, hội nghị hiệp thương lần thứ 3 của mặt trận đã chính thức lựa chọn, lập danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử. Đây là bước rất quan trọng, kết thúc 3 vòng của quy trình hiệp thương. Tới đây, việc giám sát của mặt trận tập trung nội dung gì?
- Đồng chíNgô Sách Thực: Từ sau hội nghị hiệp thương lần thứ 2 lập danh sách sơ bộ các ứng cử viên ứng cử ĐBQH khóa XV, Mặt trận đã có các chương trình giám sát ở địa phương. Cụ thể là đã tổ chức các đoàn giám sát, xem xét tất cả các trình tự, thủ tục liên quan đến phần thành lập các đơn vị bầu cử, hoạt động của các tổ chức bầu cử; việc lấy ý kiến, tín nhiệm của cử tri nơi công tác và nơi cư trú, kể cả người tự ứng cử. Mục tiêu là những gì người dân còn băn khoăn về người ứng cử đều phải được làm rõ. Qua giám sát, chúng tôi cũng đã kịp thời rút ra những vấn đề cần chấn chỉnh, trong đó, việc lắng nghe phản ánh của Nhân dân đối với các ứng cử viên phải được làm thật tốt, bảo đảm mọi thắc mắc phải được giải đáp rõ ràng.
Sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3, Ban Thường trực và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi Biên bản Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiếp tục triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Bên cạnh đó, Mặt trận sẽ phối hợp tổ chức để người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp gặp gỡ, tiếp xúc cử tri, báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình. Thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri này, cử tri sẽ tiếp tục giám sát để làm rõ hết những vấn đề còn băn khoăn với ứng cử viên, để làm sao bảo đảm đến ngày bầu cử chúng ta sẽ lựa chọn được những đại biểu xứng đáng nhất.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức hội nghị cử tri để những người ứng cử ĐBQH gặp gỡ, tiếp xúc cử tri nơi mình ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử theo quy định. Thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử được tiến hành từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 22/5). Nhiệm vụ của Mặt trận là tiếp tục giám sát để người ứng cử vận động bầu cử diễn ra đúng pháp luật, đây là việc rất quan trọng. Bên cạnh đó, danh sách chính thức những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước sẽ được niêm yết công khai, nên cử tri có thể tìm hiểu về các ứng viên này. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp cử tri tìm hiểu về các ứng viên, biết đến chương trình vận động bầu cử của các ứng viên để có quyết định bầu cử sáng suốt nhất.
* Đồng chí có lưu ý gì đối với việc vận động bầu cử?
- Theo quy định, việc tổ chức cho những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử phải được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Ngoài các cuộc tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi ứng cử thì việc vận động bầu cử có thể thông qua các phương tiện thông tin - “kênh” rất quan trọng để các ứng cử viên được thực hiện quyền vận động bầu cử. Trong vận động bầu cử tránh việc lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, uy tín, lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân khác; tránh lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. Chúng tôi cũng đã tập huấn, hướng dẫn kỹ về vấn đề này. Để đảm bảo công bằng bình đẳng cho các ứng cử viên, không được lạm dụng chức vụ quyền hạn để sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Đặc biệt, người ứng cử không sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ, tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Kinh nghiệm vận động bầu cử cho thấy, các ứng cử viên cần nêu rõ mục đích, mục tiêu của mình nếu được bầu làm ĐBQH, đại biểu HĐND. Mỗi người cần hiểu rõ tình hình đặc điểm địa phương nơi mình ứng cử và đưa ra các giải pháp, hiến kế, chính sách... tác động đến sự phát triển của địa phương và của cả nước. Cách trình bày trước cử tri và Nhân dân cần chân thành, khiêm tốn, chia sẻ, không hứa hão, hứa suông; phải mang cái tâm của mình đến với cử tri và nhân dân.
* Thưa đồng chí, với những cử tri đi làm ăn xa, không thể bầu cử ở nơi có hộ khẩu thường trú thì chúng ta bảo đảm quyền bầu cử của họ ra sao?
- Việc lập và niêm yết danh sách cử tri là rất quan trọng, là trách nhiệm của Ủy ban bầu cử, nhất là cấp xã, để bảo đảm không để sót cử tri đi bầu. Qua giám sát và kiểm tra cho thấy các trường hợp cử tri đi làm ăn xa và các đối tượng được bầu cử theo quy định của luật, rồi các phương án chuẩn bị cho bầu cử, kể cả phương án có dịch Covid-19 đều đã được đặt ra và hướng dẫn cho các địa phương. Ủy ban bầu cử, nhất là cấp xã - tức đơn vị bầu cử - phải sớm lập danh sách cử tri, trong đó lưu ý các trường hợp đi làm ăn xa, phải bảo đảm có đăng ký. Hiện nay chúng ta lập danh sách cử tri thường theo hộ khẩu thường trú, nhưng với những cử tri đi xa không về bầu cử tại nơi có hộ khẩu thường trú được thì phải đăng ký nơi dự kiến bỏ phiếu. Đơn cử, ở các khu công nghiệp rất nhiều công nhân thì đơn vị bầu cử tại nơi đó phải vào lấy phiếu đăng ký bầu cử của công nhân, tổ chức cho họ bầu cử tại địa bàn đó, bảo đảm quyền bầu cử của công dân. Nói chung, Ủy ban bầu cử cấp cơ sở sẽ phải đến từng nơi để cử tri đăng ký nơi bỏ phiếu. Kể cả sau khi niêm yết danh sách cử tri, nếu cử tri muốn thay đổi nơi bầu thì sẽ có phiếu chuyển nơi bỏ phiếu.
* Xin cảm ơn đồng chí!
Trung Kiên