Ý kiến thăm dò
Mật ong rừng Cẩm Ngọc được công nhận đạt OCÔP
(TTV) - Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, năm 2021, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế để phát triển. Đến nay, huyện đã có 3 sản phẩm OCOP cấp tỉnh gồm miến dong Đồi Ao xã Cẩm Bình, miến dong Thuận Tâm xã Cẩm Liên và mật ong hương rừng Đất Cẩm, xã Cẩm Ngọc
Nhờ đó, tháng 11/2021, sản phẩm miến dong Đồi Ao đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi đạt chuẩn, sản phẩm đã được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, doanh số tăng gấp 2 đến 3 lần so với trước. Ông Phạm Văn Thuyết, Phó GĐ HTX sản xuất miến dong Đồi Ao, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy cho biết: trước khi chưa vào OCOP, giá thành sản phẩm khi ra thị trường bán thấp hơn, mức độ tiêu thụ chậm. Nhưng từ khi tham gia vào OCOP, nhiều khi sản xuất không đủ cho khách hàng tiêu dùng mà giá trị sản phẩm cao lên rất nhiều.
Là 1 huyện miền núi, đồng đất manh mún, kỹ năng sản xuất của bà con nông dân đang còn hạn chế, do đó việc đưa chương trình mỗi xã 1 sản phẩm đối với các xã của huyện Cẩm Thủy đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế sản phẩm vùng miền trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Cẩm Thủy đã hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể làm hồ sơ thủ tục, tư vấn bao bì, tập huấn về quy trình sản xuất an toàn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời, huyện có mức thưởng 100 triệu đồng cho một sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 200 triệu đồng với sản phẩm đạt 4 sao và 300 triệu đồng cho sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
Ngoài ra, để đẩy mạnh chương trình OCOP, huyện Cẩm Thủy hỗ trợ cho chủ thể một số nội dung để hoàn chỉnh sản phẩm tham gia chương trình OCOP như: đăng ký kinh doanh, tem truy xuất nguồn gốc, thiết kế bao bì sản phẩm đúng theo quy định.
Đối với các sản phẩm đã được công nhận, huyện chủ động phối hợp với các đoàn thể, đơn vị hỗ trợ chủ thể sản xuất, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ, kết nối cung-cầu sản phẩm tại các siêu thị, hội chợ và các quầy hàng trưng bày sản phẩm tại điểm du lịch cộng đồng. Nhờ đó, các sản phẩm sau khi được công nhận, gắn sao của Chương trình OCOP, doanh số bán hàng đều tăng trên 20% so với trước. Ông Trương Thanh Hải, Giám đốc HTX Dịch vụ và Thương mại ong mật Cẩm Thủy, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy cho biết bên cạnh việc quảng bá hình ảnh sản phẩm OCOP của mật ong rừng đất Cẩm trên các trang báo điện tử, thì HTX cũng có 1 trang wed và zalo, facebook, cũng lên chương trình để quảng bá hình ảnh mình đến bạn bè.
Ông Phạm Minh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cũng cho biết: so với trước đây những sản phẩm chưa được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao thì sản phẩm bán số lượng ít, thứ 2 giá trị chỉ đạt 1/3 so với sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP. Trong thời gian tới huyện tiếp tục chỉ đạo các tổ chức từ cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng chương trình mỗi xã 1 sản phẩm.
Từ những kết quả đạt được, năm 2022, huyện Cẩm Thủy phấn đấu sẽ có thêm 5 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.
Mật ong rừng Cẩm Ngọc được công nhận đạt OCÔP
(TTV) - Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, năm 2021, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế để phát triển. Đến nay, huyện đã có 3 sản phẩm OCOP cấp tỉnh gồm miến dong Đồi Ao xã Cẩm Bình, miến dong Thuận Tâm xã Cẩm Liên và mật ong hương rừng Đất Cẩm, xã Cẩm Ngọc
Nhờ đó, tháng 11/2021, sản phẩm miến dong Đồi Ao đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi đạt chuẩn, sản phẩm đã được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước, doanh số tăng gấp 2 đến 3 lần so với trước. Ông Phạm Văn Thuyết, Phó GĐ HTX sản xuất miến dong Đồi Ao, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy cho biết: trước khi chưa vào OCOP, giá thành sản phẩm khi ra thị trường bán thấp hơn, mức độ tiêu thụ chậm. Nhưng từ khi tham gia vào OCOP, nhiều khi sản xuất không đủ cho khách hàng tiêu dùng mà giá trị sản phẩm cao lên rất nhiều.
Là 1 huyện miền núi, đồng đất manh mún, kỹ năng sản xuất của bà con nông dân đang còn hạn chế, do đó việc đưa chương trình mỗi xã 1 sản phẩm đối với các xã của huyện Cẩm Thủy đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế sản phẩm vùng miền trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Cẩm Thủy đã hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể làm hồ sơ thủ tục, tư vấn bao bì, tập huấn về quy trình sản xuất an toàn, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời, huyện có mức thưởng 100 triệu đồng cho một sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 200 triệu đồng với sản phẩm đạt 4 sao và 300 triệu đồng cho sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
Ngoài ra, để đẩy mạnh chương trình OCOP, huyện Cẩm Thủy hỗ trợ cho chủ thể một số nội dung để hoàn chỉnh sản phẩm tham gia chương trình OCOP như: đăng ký kinh doanh, tem truy xuất nguồn gốc, thiết kế bao bì sản phẩm đúng theo quy định.
Đối với các sản phẩm đã được công nhận, huyện chủ động phối hợp với các đoàn thể, đơn vị hỗ trợ chủ thể sản xuất, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ, kết nối cung-cầu sản phẩm tại các siêu thị, hội chợ và các quầy hàng trưng bày sản phẩm tại điểm du lịch cộng đồng. Nhờ đó, các sản phẩm sau khi được công nhận, gắn sao của Chương trình OCOP, doanh số bán hàng đều tăng trên 20% so với trước. Ông Trương Thanh Hải, Giám đốc HTX Dịch vụ và Thương mại ong mật Cẩm Thủy, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy cho biết bên cạnh việc quảng bá hình ảnh sản phẩm OCOP của mật ong rừng đất Cẩm trên các trang báo điện tử, thì HTX cũng có 1 trang wed và zalo, facebook, cũng lên chương trình để quảng bá hình ảnh mình đến bạn bè.
Ông Phạm Minh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cũng cho biết: so với trước đây những sản phẩm chưa được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao thì sản phẩm bán số lượng ít, thứ 2 giá trị chỉ đạt 1/3 so với sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP. Trong thời gian tới huyện tiếp tục chỉ đạo các tổ chức từ cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng chương trình mỗi xã 1 sản phẩm.
Từ những kết quả đạt được, năm 2022, huyện Cẩm Thủy phấn đấu sẽ có thêm 5 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.