Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
526897

Một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 05/08/2022 15:10:41

Thực hiện công văn số 1844/UBND-VHTT ngày 26/7/2022 của UBND huyện Cẩm Thủy về việc tăng cường công tác tuyên truyền một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam.UBND xã Cẩm Ngọc thông báo tới cán bộ, nhân dân trong xã một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam như sau

1. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, các hành vi gian lận thương mại ngày càng phổ biến, có quy mô lớn, tinh vi và phức tạp hơn. Việt Nam là nền kinh tế năng động, có độ mở cao, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nên hoạt động giao thương, đầu tư của doanh nghiệp ngày càng phát triển; các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ trở thành mục tiêu của lừa đảo hoặc vướng phải tranh chấp thương mại phức tạp.

Một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phổ biến như:

- Lừa đảo trong xuất nhập khẩu hàng hóa, không thanh toán, không chuyển hàng như hợp đồng đã ký.

- Thành lập công ty “ma”, giả mạo doanh nghiệp, cung cấp các giấy tờ giả chứng minh năng lực công ty để giao dịch.

- Giả mạo giấy tờ, đại diện ngân hàng để lấy chứng từ gốc, chiếm đoạt hàng hóa mà không thanh toán.

- Lừa đảo môi giới các dự án vay ưu đãi, viện trợ, đấu thầu.

Các vụ lừa đảo, gian lận thương mại thường có một số đặc điểm chung như: Quá trình đàm phán giá cả diễn ra nhanh chóng, đối tác đồng ý ngay giá bán nhưng ép doanh nghiệp ta ký các hợp đồng mẫu không thể sửa đổi; Chỉ muốn liên lạc qua mạng internet, dùng các email miễn phí để giao dịch thay vì email chính thức của công ty; chỉ dùng các ứng dụng nhắn tin để trao đổi, tránh gặp trực tiếp hoặc họp trực tuyến; Cung cấp tài khoản thanh toán ở nước thứ ba, tại ngân hàng nhỏ, tên chủ tài khoản không phải công ty đứng tên hợp đồng, giấy phép kinh doanh sắp hết hạn...Đề nghị chấp nhận thanh toán bằng các hình thức có rủi ro cao, bắt đặt cọc để làm các thủ tục giấy tờ ở nước ngoài, đề nghị chuyển trước một phần hoặc toàn bộ chứng từ để xin giấy phép nhập khẩu.

2. Để hạn chế các rủi ro nêu trên, trong giao dịch thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức quan tâm một số vấn đề sau:

2.1. Tìm kiếm đối tác qua các kênh uy tín như các hoạt động giao thương trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, qua giới thiệu của Bộ, ngành, các cơ quan đại diện và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan xúc tiến thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp...Nếu tìm đối tác qua mạng internet, doanh nghiệp nên sử dụng các trang mạng chính thức của hiệp hội, ngành nghề các nước.

2.2. Kiểm tra, xác minh kỹ và toàn diện thông tin của đối tác.

2.3. Nghiên cứu kỹ hợp đồng và triển khai giao dịch.

2.4. Tăng cường thông tin với các cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện và hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam để được cập nhật, giới thiệu đầu mối, trang thông tin, cơ sở dữ liệu chính thức phục vụ việc tìm kiếm đối tác, tra cứu, tham khảo các vụ việc gian lận thương mại và tư vấn pháp lý, giới thiệu các công ty luật uy tín để hỗ trợ xử lý các tranh chấp, vụ kiện về thương mại, đầu tư. Tăng cường tìm kiếm tư vấn và trợ giúp pháp lý khi xây dựng, ký kết các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng có giá trị lớn, có điều khoản thanh toán có rủi ro cao.

Nguồn: Ngọc Hiếu sưu tầm

Một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam

Đăng lúc: 05/08/2022 15:10:41 (GMT+7)

Thực hiện công văn số 1844/UBND-VHTT ngày 26/7/2022 của UBND huyện Cẩm Thủy về việc tăng cường công tác tuyên truyền một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam.UBND xã Cẩm Ngọc thông báo tới cán bộ, nhân dân trong xã một số hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam như sau

1. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, các hành vi gian lận thương mại ngày càng phổ biến, có quy mô lớn, tinh vi và phức tạp hơn. Việt Nam là nền kinh tế năng động, có độ mở cao, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nên hoạt động giao thương, đầu tư của doanh nghiệp ngày càng phát triển; các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ trở thành mục tiêu của lừa đảo hoặc vướng phải tranh chấp thương mại phức tạp.

Một số hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phổ biến như:

- Lừa đảo trong xuất nhập khẩu hàng hóa, không thanh toán, không chuyển hàng như hợp đồng đã ký.

- Thành lập công ty “ma”, giả mạo doanh nghiệp, cung cấp các giấy tờ giả chứng minh năng lực công ty để giao dịch.

- Giả mạo giấy tờ, đại diện ngân hàng để lấy chứng từ gốc, chiếm đoạt hàng hóa mà không thanh toán.

- Lừa đảo môi giới các dự án vay ưu đãi, viện trợ, đấu thầu.

Các vụ lừa đảo, gian lận thương mại thường có một số đặc điểm chung như: Quá trình đàm phán giá cả diễn ra nhanh chóng, đối tác đồng ý ngay giá bán nhưng ép doanh nghiệp ta ký các hợp đồng mẫu không thể sửa đổi; Chỉ muốn liên lạc qua mạng internet, dùng các email miễn phí để giao dịch thay vì email chính thức của công ty; chỉ dùng các ứng dụng nhắn tin để trao đổi, tránh gặp trực tiếp hoặc họp trực tuyến; Cung cấp tài khoản thanh toán ở nước thứ ba, tại ngân hàng nhỏ, tên chủ tài khoản không phải công ty đứng tên hợp đồng, giấy phép kinh doanh sắp hết hạn...Đề nghị chấp nhận thanh toán bằng các hình thức có rủi ro cao, bắt đặt cọc để làm các thủ tục giấy tờ ở nước ngoài, đề nghị chuyển trước một phần hoặc toàn bộ chứng từ để xin giấy phép nhập khẩu.

2. Để hạn chế các rủi ro nêu trên, trong giao dịch thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức quan tâm một số vấn đề sau:

2.1. Tìm kiếm đối tác qua các kênh uy tín như các hoạt động giao thương trực tiếp tại các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, qua giới thiệu của Bộ, ngành, các cơ quan đại diện và Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan xúc tiến thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp...Nếu tìm đối tác qua mạng internet, doanh nghiệp nên sử dụng các trang mạng chính thức của hiệp hội, ngành nghề các nước.

2.2. Kiểm tra, xác minh kỹ và toàn diện thông tin của đối tác.

2.3. Nghiên cứu kỹ hợp đồng và triển khai giao dịch.

2.4. Tăng cường thông tin với các cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện và hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam để được cập nhật, giới thiệu đầu mối, trang thông tin, cơ sở dữ liệu chính thức phục vụ việc tìm kiếm đối tác, tra cứu, tham khảo các vụ việc gian lận thương mại và tư vấn pháp lý, giới thiệu các công ty luật uy tín để hỗ trợ xử lý các tranh chấp, vụ kiện về thương mại, đầu tư. Tăng cường tìm kiếm tư vấn và trợ giúp pháp lý khi xây dựng, ký kết các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng có giá trị lớn, có điều khoản thanh toán có rủi ro cao.

Nguồn: Ngọc Hiếu sưu tầm

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa