Ý kiến thăm dò
Những nội dung cơ bản, cốt lõi cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Như chúng ta đã biết, ngay từ khi mới thành lập, trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực văn hóa. Bằng lý luận tiền phong dẫn đường, Đảng và Bác Hồ kính yêu đã xác định nhiệm vụ“Văn hoá phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam sau 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhận thức về văn hóa, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Những nhận thức ấy được đúc rút trên cơ sở kế thừa truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc; trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, tiếp biến văn hoá kết hợp với sức mạnh và tinh thần thời đại; từ những giá trị vượt thời gian của Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943, Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá con người; đến các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương, của Bộ Chính trị đều nhấn mạnh Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc; Văn hóa phải được đặt ngang hàng với Chính trị, Kinh tế. Đó có thể coi là các “Bản Tuyên ngôn”, “Kim chỉ nam” định hướng con đường vận động và phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cách đây 3 năm, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai được tổ chức năm 2021 để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng được đánh giá là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với nhận thức của các cấp ủy, Đảng và toàn xã hội. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhiệm vụ trấn hưng và phát triển văn hóa con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, là động lực quan trọng để phát triển đất nước. Xác định phát triển văn hóa phải đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đây là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, như Bác Hồ vẫn nói, là văn hóa soi đường cho quốc dân. Từ văn hóa cứu quốc, văn hóa kiến quốc đến văn hóa nguồn lực phát triển, tư tưởng ấy được Đảng kế thừa, phát triển qua các kỳ Đại hội, vì mục tiêu đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Trong cuốn sách, tất cả những chủ trương, đường lối cùng kết quả lãnh đạo của Đảng về phát triển văn hóa đều được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập một cách sâu sắc.
Nhằm hệ thống lại sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giúp các ngành, các cấp, các địa phương, cán bộ, đảng viên, Nhân dân xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, động lực và nguồn lực nội sinh cho sự phát triển đất nước, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa- Thể thao du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuốn sách gồm 928 trang, tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư… của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời gian gần 60 năm qua. Nội dung các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn, phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập; tạo nguồn lực nội sinh, huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần. Trong đó,
Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực, phong phú và rộng lớn, như văn hóa nghệ thuật, đạo đức, lối sống, văn hoá yêu nước, văn hóa giáo dục, báo chí, xuất bản,….. Là một nhà văn hóa, chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã quan tâm và có ý kiến sâu sắc đối với từng ngành, từng lĩnh vực văn hóa.
Xét về loại hình, đồng chí rát quan tâm và có ý kiến chỉ đạo cụ thể, từ văn học, nghệ thuật đến giáo dục, khoa học, từ báo chí- xuất bản đến xây dựng phong trào học tập, phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ, phát động các phong trào thi đua đua, khơi dậy tinh thần yêu nước… đồng chí quan tâm sâu sắc đến từng lĩnh vực sang tạo nghệ thuật, rèn luyện cách nói, cách viest, ngôn ngữ biểu hiện của người nghệ sỹ, người cầm bút, người sáng tác…
Những bài nói, bài viết, bài phát biểu, thư…. Của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được chọn lọc trong phần thứ hai của cuốn sách cho thấy sự am hiểu sâu sắc, toàn diện về bản chất và đặc trưng của văn hóa Việt Nam của người đứng đầu Đảng ta.
Cuốn sách cũng tuyển chọn hơn 90 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các hoạt động văn hóa; các chuyến đi thăm, làm việc với các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong ngành văn hóa; các buổi gặp gỡ văn nghệ sỹ, trí thức trên mọi miền Tổ quốc…
Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú qua gần 60 năm hoạt động cách mạng, với tầm cao trí tuệ, tư duy lý luận sắc bén, sự am hiểu tường tận, dẫn chứng phong phú và sinh động, những bài phát biểu, bài viết, bài phỏng vấn được tập hợp trong cuốn sách không chỉ đúc kết, khái quát những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, mà qua đó Tổng Bí thư còn làm sâu sắc, phong phú, sống động thêm những nguyên lý căn cốt về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Đồng thời qua mỗi bài phỏng vấn, bài phát biểu, bài viết, người đọc, người nghe đều cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc, tình cảm đặc biệt, chân thành của người đứng đầu Đảng dành cho văn hóa dân tộc; tình yêu, sự trân trọng, biết ơn của Tổng Bí thư đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, với những di sản văn hóa vô giá mà ông cha đã để lại. Tổng Bí thư cũng dành sự biểu dương, chúc mừng và cảm ơn toàn Đảng, toàn dân, toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các lực lượng làm công tác văn hóa đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.
Cuốn sách của Tổng Bí thư đã nâng tầm lý luận của Đảng ta về văn hóa, có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời là cuốn cẩm nang quý báu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua nội dung cuốn sách, người đọc cũng thấy được ở Tổng Bí thư một nhân cách văn hóa cao đẹp, một nhà lãnh đạo giản dị mà gần gũi.
Đối với Yên Bái, cuốn sách của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người Yên Bái giai đoạn hiện nay cũng như định hướng chiến lược. Để triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư về mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng và những giải pháp thiết thực xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, Yên Bái cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là,các cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh bám sát nội dung hướng dẫn của Trung ương và chỉ đạo của Tỉnh ủy triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hai là,tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa đã được khẳng định trong Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4-6-2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quy định số 16-QĐ/TU ngày 15/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái”. Kế hoạch số 37-KH/TU về xây dựng con người Yên Bái“Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập;các giải pháp xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”để góp phần làm cho nhân tố con người được phát huy trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Kế hoạch số 63-KH/TU ngày 25/02/2022 của Tỉnh ủy về nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái năm 2022.Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào một trong số các chỉ tiêu phát triển văn hóa, xã hội trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp thiết thực xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ba là,Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 là:“Khơi dậy khát vọng vươn lên, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa và xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”… nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân”;góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng“Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng con người Yên Bái trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, ngày 09/6/2021, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Kế hoạch số 37-KH/TU về xây dựng con người Yên Bái“Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện và phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện rất cụ thể, rõ ràng.
Bốn là,tiếp tục quan tâm xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư; các cơ quan, đơn vị đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội…
Năm là,phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ văn nghệ sĩ, đơn vị hoạt động nghệ thuật dàn dựng, sáng tác các tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, có tiếng vang lớn đối với công chúng; nhấtKhơi dậy khát vọng vươn lên, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa và xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”… nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân”;góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng“Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Đức Hậu
Tin cùng chuyên mục
-
Những nội dung cơ bản, cốt lõi cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
28/11/2024 09:47:59 -
CÔNG KHAI DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DANH HIỆU THÔN VĂN HÓA NĂM 2024
06/11/2024 14:02:49 -
TỔ CHỨC DÂNG HƯƠNG KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY TBLS (27/7/2024)
31/07/2024 14:52:31 -
Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể xã tặng quà tri ân ngày TBLS 27/7/2024
25/07/2024 15:56:46
Những nội dung cơ bản, cốt lõi cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Như chúng ta đã biết, ngay từ khi mới thành lập, trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực văn hóa. Bằng lý luận tiền phong dẫn đường, Đảng và Bác Hồ kính yêu đã xác định nhiệm vụ“Văn hoá phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam sau 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhận thức về văn hóa, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Những nhận thức ấy được đúc rút trên cơ sở kế thừa truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc; trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, tiếp biến văn hoá kết hợp với sức mạnh và tinh thần thời đại; từ những giá trị vượt thời gian của Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943, Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá con người; đến các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương, của Bộ Chính trị đều nhấn mạnh Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ Tổ quốc; Văn hóa phải được đặt ngang hàng với Chính trị, Kinh tế. Đó có thể coi là các “Bản Tuyên ngôn”, “Kim chỉ nam” định hướng con đường vận động và phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cách đây 3 năm, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ hai được tổ chức năm 2021 để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng được đánh giá là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với nhận thức của các cấp ủy, Đảng và toàn xã hội. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhiệm vụ trấn hưng và phát triển văn hóa con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, là động lực quan trọng để phát triển đất nước. Xác định phát triển văn hóa phải đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Đây là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, như Bác Hồ vẫn nói, là văn hóa soi đường cho quốc dân. Từ văn hóa cứu quốc, văn hóa kiến quốc đến văn hóa nguồn lực phát triển, tư tưởng ấy được Đảng kế thừa, phát triển qua các kỳ Đại hội, vì mục tiêu đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Trong cuốn sách, tất cả những chủ trương, đường lối cùng kết quả lãnh đạo của Đảng về phát triển văn hóa đều được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập một cách sâu sắc.
Nhằm hệ thống lại sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giúp các ngành, các cấp, các địa phương, cán bộ, đảng viên, Nhân dân xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, động lực và nguồn lực nội sinh cho sự phát triển đất nước, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa- Thể thao du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuốn sách gồm 928 trang, tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư… của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời gian gần 60 năm qua. Nội dung các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn, phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập; tạo nguồn lực nội sinh, huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần. Trong đó,
Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực, phong phú và rộng lớn, như văn hóa nghệ thuật, đạo đức, lối sống, văn hoá yêu nước, văn hóa giáo dục, báo chí, xuất bản,….. Là một nhà văn hóa, chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã quan tâm và có ý kiến sâu sắc đối với từng ngành, từng lĩnh vực văn hóa.
Xét về loại hình, đồng chí rát quan tâm và có ý kiến chỉ đạo cụ thể, từ văn học, nghệ thuật đến giáo dục, khoa học, từ báo chí- xuất bản đến xây dựng phong trào học tập, phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ, phát động các phong trào thi đua đua, khơi dậy tinh thần yêu nước… đồng chí quan tâm sâu sắc đến từng lĩnh vực sang tạo nghệ thuật, rèn luyện cách nói, cách viest, ngôn ngữ biểu hiện của người nghệ sỹ, người cầm bút, người sáng tác…
Những bài nói, bài viết, bài phát biểu, thư…. Của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được chọn lọc trong phần thứ hai của cuốn sách cho thấy sự am hiểu sâu sắc, toàn diện về bản chất và đặc trưng của văn hóa Việt Nam của người đứng đầu Đảng ta.
Cuốn sách cũng tuyển chọn hơn 90 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các hoạt động văn hóa; các chuyến đi thăm, làm việc với các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong ngành văn hóa; các buổi gặp gỡ văn nghệ sỹ, trí thức trên mọi miền Tổ quốc…
Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú qua gần 60 năm hoạt động cách mạng, với tầm cao trí tuệ, tư duy lý luận sắc bén, sự am hiểu tường tận, dẫn chứng phong phú và sinh động, những bài phát biểu, bài viết, bài phỏng vấn được tập hợp trong cuốn sách không chỉ đúc kết, khái quát những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, mà qua đó Tổng Bí thư còn làm sâu sắc, phong phú, sống động thêm những nguyên lý căn cốt về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Đồng thời qua mỗi bài phỏng vấn, bài phát biểu, bài viết, người đọc, người nghe đều cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc, tình cảm đặc biệt, chân thành của người đứng đầu Đảng dành cho văn hóa dân tộc; tình yêu, sự trân trọng, biết ơn của Tổng Bí thư đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, với những di sản văn hóa vô giá mà ông cha đã để lại. Tổng Bí thư cũng dành sự biểu dương, chúc mừng và cảm ơn toàn Đảng, toàn dân, toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các lực lượng làm công tác văn hóa đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.
Cuốn sách của Tổng Bí thư đã nâng tầm lý luận của Đảng ta về văn hóa, có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời là cuốn cẩm nang quý báu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua nội dung cuốn sách, người đọc cũng thấy được ở Tổng Bí thư một nhân cách văn hóa cao đẹp, một nhà lãnh đạo giản dị mà gần gũi.
Đối với Yên Bái, cuốn sách của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người Yên Bái giai đoạn hiện nay cũng như định hướng chiến lược. Để triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư về mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng và những giải pháp thiết thực xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, Yên Bái cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là,các cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh bám sát nội dung hướng dẫn của Trung ương và chỉ đạo của Tỉnh ủy triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hai là,tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa đã được khẳng định trong Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4-6-2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quy định số 16-QĐ/TU ngày 15/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về thực hiện văn hóa, đạo đức trong Đảng và hệ thống chính trị tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái”. Kế hoạch số 37-KH/TU về xây dựng con người Yên Bái“Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập;các giải pháp xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”để góp phần làm cho nhân tố con người được phát huy trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Kế hoạch số 63-KH/TU ngày 25/02/2022 của Tỉnh ủy về nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân Yên Bái năm 2022.Yên Bái là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào một trong số các chỉ tiêu phát triển văn hóa, xã hội trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025; chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp thiết thực xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ba là,Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 là:“Khơi dậy khát vọng vươn lên, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa và xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”… nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân”;góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng“Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng con người Yên Bái trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, ngày 09/6/2021, Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Kế hoạch số 37-KH/TU về xây dựng con người Yên Bái“Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện và phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện rất cụ thể, rõ ràng.
Bốn là,tiếp tục quan tâm xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư; các cơ quan, đơn vị đạt chuẩn thực chất về văn hóa; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội…
Năm là,phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ văn nghệ sĩ, đơn vị hoạt động nghệ thuật dàn dựng, sáng tác các tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, có tiếng vang lớn đối với công chúng; nhấtKhơi dậy khát vọng vươn lên, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa và xây dựng con người Yên Bái “thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”… nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân”;góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng“Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Đức Hậu