Ý kiến thăm dò
BÀI TUYÊN TRUYỀN Một số nội dung cơ bản về Nghị định 137/NĐ- CP về quản lý, sử dụng pháo và một số quy định của pháp luật.
Ngày 13/01/2025 10:29:23
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Một số nội dung cơ bản về Nghị định 137/NĐ- CP về quản lý, sử dụng pháo và một số quy định của pháp luật.
Một số nội dung cơ bản về Nghị định 137/NĐ- CP về quản lý, sử dụng pháo và một số quy định của pháp luật.
Ngày 27/11/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 (thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP). Nghị định số 137 bao gồm 04 chương, 26 điều, trong đó quy định nhiều điểm mới về khái niệm các loại pháo; nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo; các hành vi bị nghiêm cấm; các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ; quy định về cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo; quy định về tiêu hủy, giám định pháo… Với các điểm mới nêu trên, nếu không nghiên cứu, phổ biến, quán triệt, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời sẽ gây ra nhiều cách hiểu và thực hiện khác nhau, nhất là về khái niệm, cách thức phân biệt các loại pháo; loại pháo được phép sử dụng và điều kiện sử dụng.
Trên cơ sở đó, UBND xã viết bài tuyên truyền hướng dẫn một số nội dung cơ bản của Nghị định số 137 và một số quy định pháp luật liên quan để tuyên truyền cho nhân dân trong xã được biết và tuân thủ như sau:
I. Nội dung cơ bản của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
1. Khái niệm các loại pháo
Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP định nghĩa chung về pháo, phân loại pháo. Theo đó các loại pháo được hiểu như sau:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) và pháo hoa.
- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ.
- Pháo hoa nổ là sản phẩm được được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
2. Phân biệt pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa
- Về đặc tính:
+ Pháo nổ chứa thuốc pháo nổ, gây ra tiếng nổ. (Một số loại pháo nổ thường thấy như pháo bi, pháo cối, pháo bánh, pháo tép...)
+ Pháo hoa nổ chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. (Một số loại pháo hoa nổ thường thấy như pháo hoa nổ do lực lượng Quân đội bắn vào đêm Giao thừa hàng năm; các loại pháo dàn, hộp 36 hoặc 48 quả mà một số đối tượng đốt trái phép gây ra tiếng rít, tiếng nổ và màu sắc trong không gian trong dịp Tết.)
+ Pháo hoa chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng màu sắc trong không gian, pháo hoa không gây tiếng nổ. (Một số loại pháo hoa thường thấy như que, nến, pháo bông khi đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc mà không có tiếng nổ.)
- Về quy định về được phép sử dụng và cấm sử dụng:
+ Pháo nổ: Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trong mọi trường hợp.
+ Pháo hoa nổ: Cơ bản cấm như pháo nổ, trừ trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng được giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định tại Nghị định này.
+ Pháo hoa: Cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, khác biệt căn bản nhất giữa pháo hoa với pháo nổ, pháo hoa nổ là: Pháo hoa không gây ra tiếng nổ và cho phép người dân được sử dụng trong một số trường hợp; pháo nổ, pháo hoa nổ gây tiếng nổ và không cho phép người dân tự sử dụng.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 5 Nghị định đã quy định cụ thể 09 hành vi nghiêm cấm (bổ sung 07 khoản so với Nghị định số 36/2009/NĐ-CP) gồm:
- Khoản 1: Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
- Khoản 2: Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
- Khoản 3: Cấm mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
- Khoản 4: Cấm lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Khoản 5: Cấm trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không đảm bảo an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Khoản 6: Cấm chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
- Khoản 7: Cấm giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
- Khoản 8: Cấm hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
- Khoản 9: Cấm cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
4. Các trường hợp được bắn pháo hoa nổ
Điều 11 Nghi định quy định các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ gồm: Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng 30/4; nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế; trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định.
5. Quy định về cho phép sử dụng pháo hoa
Điều 17 Nghị định quy định:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỉ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa để sử dụng.”
Theo quy định này, Pháo hoa mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng là loại pháo đã quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 3 và được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt” chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ. Như vậy, để đảm bảo sử dụng pháo hoa theo đúng quy định này thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo 03 yếu tố sau:
- Một là: Cơ quan, tổ chức cá nhân chỉ sử dụng pháo hoa trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới, hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Không sử dụng vào các mục đích khác, đặc biệt nếu sử dụng ở nơi công cộng mà gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự thì có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.
- Hai là: Người sử dụng pháo hoa phải có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là người từ đủ 18 tuổi trở lên không phải là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi hoặc người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà Tòa án đã có quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (theo quy định tại điều 20, 22, 24 Bộ Luật dân sự 2015).
- Ba là: Chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã được cấp phép kinh doanh pháo hoa. Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
6. Một số nội dung khác của Nghị định số 137
Ngoài các nội dung trên, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP đã quy định nội dung về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý, sử dụng pháo; quy định về tiêu hủy, giám định tư pháp về pháo, thuốc pháo; quy định về nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ trong các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ; quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ ngành liên quan khác và UBND các cấp trong quản lý, sử dụng pháo.
II. Quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo
Pháp luật hiện hành và Nghị định số137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó mọi hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy tính chất, mức độ của hành vi, cụ thể:
1. Xử lý hành chính
Các hành vi vi phạm về pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình. Mức tiền phạt thấp nhất là 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng), mức tối đa là 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng), cụ thể một số hành vi:
- Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 10)
- Sử dụng các loại pháo mà không được phép bị phạt tiền từ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 10).
- Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (quy định tại điểm d, khoản 4, điều 10).
- Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (quy định tại điểm b, khoản 6, điều 10).
Bên cạnh bị phạt tiền, toàn bộ số pháo là tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định.
2. Xử lý hình sự
Hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo có thể sẽ bị hình sự theo các tội quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sử đổi, bổ sung 2017, cụ thể:
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 03 tỷ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 01 tỷ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.
- Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318): Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phát tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
- Ngoài ra, nếu buôn bán hoặc vận chuyển pháo trái phép quan biên giới sẽ chịu trách nhiệm về tội buôn lậu (Điều 188) hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới (Điều 189). Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.
Trên đây là một số nội dung cơ bản của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo và các quy định pháp luật khác có liên quan. UBND xã Đông Minh tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động, học sinh, sinh viên và toàn thể Nhân dân biết, nhận thức rõ và chấp hành nghiêm túc, tránh trường hợp vi phạm do chưa nhận thức đầy đủ quy định pháp luật về quản lý, sử dụng pháo
Tin cùng chuyên mục
-
BÀI TUYÊN TRUYỀN Một số nội dung cơ bản về Nghị định 137/NĐ- CP về quản lý, sử dụng pháo và một số quy định của pháp luật.
13/01/2025 10:29:23 -
TỔ CHỨC LỄ RA MẮT LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ ANTT Ở CƠ SỞ VÀ TRIỂN KHAI LUẬT CĂN CƯỚC 2023
04/07/2024 08:55:25 -
Tuyên truyền pháp luật, cảnh báo thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm
28/05/2024 15:03:38 -
Tuyên truyền pháp luật, cảnh báo thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản và trải nghiệm thực hành PCCC
20/05/2024 14:25:31
BÀI TUYÊN TRUYỀN Một số nội dung cơ bản về Nghị định 137/NĐ- CP về quản lý, sử dụng pháo và một số quy định của pháp luật.
Đăng lúc: 13/01/2025 10:29:23 (GMT+7)
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Một số nội dung cơ bản về Nghị định 137/NĐ- CP về quản lý, sử dụng pháo và một số quy định của pháp luật.
Một số nội dung cơ bản về Nghị định 137/NĐ- CP về quản lý, sử dụng pháo và một số quy định của pháp luật.
Ngày 27/11/2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 (thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP). Nghị định số 137 bao gồm 04 chương, 26 điều, trong đó quy định nhiều điểm mới về khái niệm các loại pháo; nguyên tắc quản lý, sử dụng pháo; các hành vi bị nghiêm cấm; các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ; quy định về cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo; quy định về tiêu hủy, giám định pháo… Với các điểm mới nêu trên, nếu không nghiên cứu, phổ biến, quán triệt, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời sẽ gây ra nhiều cách hiểu và thực hiện khác nhau, nhất là về khái niệm, cách thức phân biệt các loại pháo; loại pháo được phép sử dụng và điều kiện sử dụng.
Trên cơ sở đó, UBND xã viết bài tuyên truyền hướng dẫn một số nội dung cơ bản của Nghị định số 137 và một số quy định pháp luật liên quan để tuyên truyền cho nhân dân trong xã được biết và tuân thủ như sau:
I. Nội dung cơ bản của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
1. Khái niệm các loại pháo
Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP định nghĩa chung về pháo, phân loại pháo. Theo đó các loại pháo được hiểu như sau:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) và pháo hoa.
- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ.
- Pháo hoa nổ là sản phẩm được được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
2. Phân biệt pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa
- Về đặc tính:
+ Pháo nổ chứa thuốc pháo nổ, gây ra tiếng nổ. (Một số loại pháo nổ thường thấy như pháo bi, pháo cối, pháo bánh, pháo tép...)
+ Pháo hoa nổ chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. (Một số loại pháo hoa nổ thường thấy như pháo hoa nổ do lực lượng Quân đội bắn vào đêm Giao thừa hàng năm; các loại pháo dàn, hộp 36 hoặc 48 quả mà một số đối tượng đốt trái phép gây ra tiếng rít, tiếng nổ và màu sắc trong không gian trong dịp Tết.)
+ Pháo hoa chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng màu sắc trong không gian, pháo hoa không gây tiếng nổ. (Một số loại pháo hoa thường thấy như que, nến, pháo bông khi đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc mà không có tiếng nổ.)
- Về quy định về được phép sử dụng và cấm sử dụng:
+ Pháo nổ: Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trong mọi trường hợp.
+ Pháo hoa nổ: Cơ bản cấm như pháo nổ, trừ trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng được giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng theo quy định tại Nghị định này.
+ Pháo hoa: Cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng theo quy định tại Điều 17 của Nghị định. Tuy nhiên khi sử dụng chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, khác biệt căn bản nhất giữa pháo hoa với pháo nổ, pháo hoa nổ là: Pháo hoa không gây ra tiếng nổ và cho phép người dân được sử dụng trong một số trường hợp; pháo nổ, pháo hoa nổ gây tiếng nổ và không cho phép người dân tự sử dụng.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 5 Nghị định đã quy định cụ thể 09 hành vi nghiêm cấm (bổ sung 07 khoản so với Nghị định số 36/2009/NĐ-CP) gồm:
- Khoản 1: Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
- Khoản 2: Cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
- Khoản 3: Cấm mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
- Khoản 4: Cấm lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Khoản 5: Cấm trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không đảm bảo an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Khoản 6: Cấm chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
- Khoản 7: Cấm giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
- Khoản 8: Cấm hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
- Khoản 9: Cấm cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
4. Các trường hợp được bắn pháo hoa nổ
Điều 11 Nghi định quy định các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ gồm: Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng 30/4; nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế; trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định.
5. Quy định về cho phép sử dụng pháo hoa
Điều 17 Nghị định quy định:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỉ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa để sử dụng.”
Theo quy định này, Pháo hoa mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng là loại pháo đã quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 3 và được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng “đốt” chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ. Như vậy, để đảm bảo sử dụng pháo hoa theo đúng quy định này thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo 03 yếu tố sau:
- Một là: Cơ quan, tổ chức cá nhân chỉ sử dụng pháo hoa trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới, hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Không sử dụng vào các mục đích khác, đặc biệt nếu sử dụng ở nơi công cộng mà gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự thì có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính về hành vi “gây rối trật tự công cộng”.
- Hai là: Người sử dụng pháo hoa phải có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là người từ đủ 18 tuổi trở lên không phải là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi hoặc người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà Tòa án đã có quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (theo quy định tại điều 20, 22, 24 Bộ Luật dân sự 2015).
- Ba là: Chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã được cấp phép kinh doanh pháo hoa. Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
6. Một số nội dung khác của Nghị định số 137
Ngoài các nội dung trên, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP đã quy định nội dung về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý, sử dụng pháo; quy định về tiêu hủy, giám định tư pháp về pháo, thuốc pháo; quy định về nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ trong các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ; quy định về trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các bộ ngành liên quan khác và UBND các cấp trong quản lý, sử dụng pháo.
II. Quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng pháo
Pháp luật hiện hành và Nghị định số137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó mọi hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy tính chất, mức độ của hành vi, cụ thể:
1. Xử lý hành chính
Các hành vi vi phạm về pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình. Mức tiền phạt thấp nhất là 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng), mức tối đa là 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng), cụ thể một số hành vi:
- Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 10)
- Sử dụng các loại pháo mà không được phép bị phạt tiền từ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 10).
- Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (quy định tại điểm d, khoản 4, điều 10).
- Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép các loại pháo bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (quy định tại điểm b, khoản 6, điều 10).
Bên cạnh bị phạt tiền, toàn bộ số pháo là tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định.
2. Xử lý hình sự
Hành vi phạm tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo có thể sẽ bị hình sự theo các tội quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sử đổi, bổ sung 2017, cụ thể:
- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 03 tỷ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 01 tỷ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.
- Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318): Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phát tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
- Ngoài ra, nếu buôn bán hoặc vận chuyển pháo trái phép quan biên giới sẽ chịu trách nhiệm về tội buôn lậu (Điều 188) hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới (Điều 189). Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.
Trên đây là một số nội dung cơ bản của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo và các quy định pháp luật khác có liên quan. UBND xã Đông Minh tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động, học sinh, sinh viên và toàn thể Nhân dân biết, nhận thức rõ và chấp hành nghiêm túc, tránh trường hợp vi phạm do chưa nhận thức đầy đủ quy định pháp luật về quản lý, sử dụng pháo
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Tin khác
Tin nóng
Dự báo thời tiết Thanh Hóa