Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
526897

Tuyên truyền phòng chống xuất nhập cảnh trái phép

Ngày 17/01/2025 14:48:39

1. Nhập cảnh trái phép là gì?

Nhập cảnh trái phép là hành vi từ ngoài biên giới Việt Nam vào Việt Nam trái với những quy định về nhập cảnh của Nhạ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhập cảnh trái phéptiếng Anh là“illegal entry”.

2. Xuất cảnh trái phép là gì?

Xuất cảnh trái phép là hành vi ra khỏi biên giới Việt Nam không có giấyphéptheo quy định của pháp luật vềxuất,nhập cảnh. … Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Xuất cảnh trái phép tiếng Anh là“illegal exit”.

3. Quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xuất nhập cảnh trái phép:

Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là hành vi cố ý, trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, thể hiện ở hành vi đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này có thể được thực hiện bằng các phương pháp, phương tiện, thủ đoạn khác nhâu như lén lút, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng xuất cảnh, nhập cảnh không có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới; có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới nhưng đã quá hạn hoặc không có thị thực xuất cảnh, nhập cảnh; sử dụng hộ chiếu giả hoặc giấy thông hành, nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh. Người có hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý như sau:

3.1. Đối với hành vi xuất nhập cảnh trái phép:

Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi nhập cảnh trái phép và số lần vi phạm để áp dụng chế tài phù hợp, có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính:

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

– Người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

– Người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.

Theo đó, những người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là những người nhập cảnh vào Việt Nam mặc dù không đủ điều kiện để nhập cảnh, chưa được cấp phép để vào Việt Nam, ví dụ như không có thị thực, hoặc có nhưng đó là các giấy giờ giả mạo.

Ngoài ra, nếu người nước ngoài có hành vi nhập cảnh trái phép thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Xử lý hình sự:

1. Cấu thành của tội phạm

– Khách thể

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Mặt khách quan

+ Hành vi xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi xuất, nhập cảnh mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thực thi. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.

+ Hành vi ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.

Tội phạm hoàn thành khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi này được thực hiện với mục đích “ chống chính quyền nhân dân ” sẽ bị truy cứu theo Điều 109 Bộ luật hình sự.

– Chủ thể

Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

2. Chế tài xử lý

Căn cứ tại Điều 347 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

Theo đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ xảy ra khi một người xuất nhập cảnh trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm. Như vậy, nếu một người xuất nhập cảnh trái phép bị xử lý lần đầu thì dù có dẫn đến hệ quả gây nguy hiểm cho xã hội cũng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội này mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

3.2. Đối với hành vi tổ chức xuất nhập cảnh trái phép:

Trách nhiệm pháp lý mà pháp luật Việt Nam quy định đối với hành vi tổ chức, môi giới nhập cảnh trái phép nghiêm khắc và nặng hơn so với hành vi nhập cảnh trái phép. Người có hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính:

Căn cứ tại Điểm đ Khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định người có hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam trái phép bị phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng.

Xử lý hình sự:

1. Cấu thành của tội phạm

– Khách thể

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến quản lý hành chính tỏng lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Mặt khách quan

+ Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trên lãnh thổ Việt Nam mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thị thực. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.

+ Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất cảnh, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời khỏi Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

– Chủ thể

Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

2. Chế tài xử lý

Căn cứ Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

” 1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, tổ chức cho người khác xuất nhập cảnh trái phép được hiểu là hành vi dụ dỗ, lôi kéo, tạo điều kiện, sắp xếp để người khác xuất nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Còn môi giới cho người khác xuất nhập cảnh trái phép được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên để thu xếp cho người khác xuất nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

4. Khó khăn trong việc kiểm soát xuất nhập cảnh trái phép:

Xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu cũng như đảm bảo an ninh trật tự. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép là mối nguy hại khó lường đối với công tác phòng chống COVID-19.

Đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép tập trung vào các trường hợp người Việt Nam đi lao động bất hợp pháp ở nước ngoài; vi phạm pháp luật hoặc bị cơ quan chức năng nước sở tại truy quét, sợ bị xử lý do vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh; một bộ phận người dân gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, mức thu nhập từ lao động trong nước còn thấp… nên tìm cách xuất cảnh, nhập cảnh qua các đường tiểu ngạch. Thủ đoạn của các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép chủ yếu thông qua các hình thức móc nối với cư dân hai bên biên giới, liên kết với những người thông thạo đường mòn, lối mở để đưa dẫn người có nhu cầu.

Hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhận thức của người dân về những quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất nhập cảnh còn hạn chế. Một số đối tượng trong và ngoài nước vì lợi nhuận kinh tế đã cấu kết hình thành nhiều đường dây đưa người xuất, nhập cảnh trái phép để thu lợi bất chính, dẫn đến việc vi phạm pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống COVID-19.

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là nội dung quan trọng trong công tác phòng, chống hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, lực lượng Công an cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân ở khu vực biên giới, không để các đối tượng lôi kéo tham gia dẫn đường cho người nhập cảnh trái phép; nêu các phương thức, thủ đoạn và hậu quả của việc nhập cảnh bất hợp pháp. Tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm tố giác tội phạm, nhất là những đối tượng móc nối đưa người xuất, nhập cảnh trái phép trong thời điểm COVID-19 có những diễn biến phức tạp.

Tuyên truyền phòng chống xuất nhập cảnh trái phép

Đăng lúc: 17/01/2025 14:48:39 (GMT+7)

1. Nhập cảnh trái phép là gì?

Nhập cảnh trái phép là hành vi từ ngoài biên giới Việt Nam vào Việt Nam trái với những quy định về nhập cảnh của Nhạ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhập cảnh trái phéptiếng Anh là“illegal entry”.

2. Xuất cảnh trái phép là gì?

Xuất cảnh trái phép là hành vi ra khỏi biên giới Việt Nam không có giấyphéptheo quy định của pháp luật vềxuất,nhập cảnh. … Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Xuất cảnh trái phép tiếng Anh là“illegal exit”.

3. Quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xuất nhập cảnh trái phép:

Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là hành vi cố ý, trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, thể hiện ở hành vi đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này có thể được thực hiện bằng các phương pháp, phương tiện, thủ đoạn khác nhâu như lén lút, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng xuất cảnh, nhập cảnh không có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới; có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới nhưng đã quá hạn hoặc không có thị thực xuất cảnh, nhập cảnh; sử dụng hộ chiếu giả hoặc giấy thông hành, nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh. Người có hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý như sau:

3.1. Đối với hành vi xuất nhập cảnh trái phép:

Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi nhập cảnh trái phép và số lần vi phạm để áp dụng chế tài phù hợp, có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính:

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

– Người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

– Người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.

Theo đó, những người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là những người nhập cảnh vào Việt Nam mặc dù không đủ điều kiện để nhập cảnh, chưa được cấp phép để vào Việt Nam, ví dụ như không có thị thực, hoặc có nhưng đó là các giấy giờ giả mạo.

Ngoài ra, nếu người nước ngoài có hành vi nhập cảnh trái phép thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Xử lý hình sự:

1. Cấu thành của tội phạm

– Khách thể

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Mặt khách quan

+ Hành vi xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi xuất, nhập cảnh mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thực thi. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.

+ Hành vi ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.

Tội phạm hoàn thành khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi này được thực hiện với mục đích “ chống chính quyền nhân dân ” sẽ bị truy cứu theo Điều 109 Bộ luật hình sự.

– Chủ thể

Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

2. Chế tài xử lý

Căn cứ tại Điều 347 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

Theo đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ xảy ra khi một người xuất nhập cảnh trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm. Như vậy, nếu một người xuất nhập cảnh trái phép bị xử lý lần đầu thì dù có dẫn đến hệ quả gây nguy hiểm cho xã hội cũng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội này mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

3.2. Đối với hành vi tổ chức xuất nhập cảnh trái phép:

Trách nhiệm pháp lý mà pháp luật Việt Nam quy định đối với hành vi tổ chức, môi giới nhập cảnh trái phép nghiêm khắc và nặng hơn so với hành vi nhập cảnh trái phép. Người có hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính:

Căn cứ tại Điểm đ Khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định người có hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam trái phép bị phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng.

Xử lý hình sự:

1. Cấu thành của tội phạm

– Khách thể

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến quản lý hành chính tỏng lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Mặt khách quan

+ Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trên lãnh thổ Việt Nam mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thị thực. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.

+ Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất cảnh, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời khỏi Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.

– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

– Chủ thể

Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

2. Chế tài xử lý

Căn cứ Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

” 1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, tổ chức cho người khác xuất nhập cảnh trái phép được hiểu là hành vi dụ dỗ, lôi kéo, tạo điều kiện, sắp xếp để người khác xuất nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Còn môi giới cho người khác xuất nhập cảnh trái phép được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên để thu xếp cho người khác xuất nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

4. Khó khăn trong việc kiểm soát xuất nhập cảnh trái phép:

Xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây khó khăn trong công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu cũng như đảm bảo an ninh trật tự. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép là mối nguy hại khó lường đối với công tác phòng chống COVID-19.

Đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép tập trung vào các trường hợp người Việt Nam đi lao động bất hợp pháp ở nước ngoài; vi phạm pháp luật hoặc bị cơ quan chức năng nước sở tại truy quét, sợ bị xử lý do vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh; một bộ phận người dân gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, mức thu nhập từ lao động trong nước còn thấp… nên tìm cách xuất cảnh, nhập cảnh qua các đường tiểu ngạch. Thủ đoạn của các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép chủ yếu thông qua các hình thức móc nối với cư dân hai bên biên giới, liên kết với những người thông thạo đường mòn, lối mở để đưa dẫn người có nhu cầu.

Hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhận thức của người dân về những quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất nhập cảnh còn hạn chế. Một số đối tượng trong và ngoài nước vì lợi nhuận kinh tế đã cấu kết hình thành nhiều đường dây đưa người xuất, nhập cảnh trái phép để thu lợi bất chính, dẫn đến việc vi phạm pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống COVID-19.

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là nội dung quan trọng trong công tác phòng, chống hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, lực lượng Công an cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân ở khu vực biên giới, không để các đối tượng lôi kéo tham gia dẫn đường cho người nhập cảnh trái phép; nêu các phương thức, thủ đoạn và hậu quả của việc nhập cảnh bất hợp pháp. Tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm tố giác tội phạm, nhất là những đối tượng móc nối đưa người xuất, nhập cảnh trái phép trong thời điểm COVID-19 có những diễn biến phức tạp.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa