Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
526897

Quách Thị Đa - nghệ nhân dân gian biểu diễn cồng chiêng tiêu biểu của vùng cao xứ Thanh

Ngày 27/04/2020 08:43:13


(Baothanhhoa.vn) Cập nhật:20:10 24/04/2020

- Về xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy), khi nói đến các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường nơi đây nói riêng và của huyện Cẩm Thủy nói chung không thể không nhắc đến nghệ nhân dân gian trình diễn cồng chiêng Quách Thị Đa.

EmailPrintTwitterFacebook

Quách Thị Đa - nghệ nhân dân gian biểu diễn cồng chiêng tiêu biểu của vùng cao xứ Thanh

Nghệ nhân Quách Thị Đa truyền dạy sắc bùa cho các học trò.

Nghệ nhân Quách Thị Đa (sinh năm 1959) sinh ra và lớn lên ở vùng quê có truyền thống về nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng. Những tiếng cồng chiêng đã gắn bó với bà ngay từ thuở ấu thơ khi được theo cha đi biểu diễn và dạy trình diễn cồng chiêng. Cũng từ đó, tiếng cồng, những làn điệu cồng và các bản nhạc dân tộc đã ghi sâu vào trí nhớ của bà, dần dần thuộc hết các bài cồng, từng giai điệu của các bài trình diễn. Bản thân cũng rất yêu thích và thực sự có một niềm đam mê lớn với sắc bùa của đồng bào dân tộc Mường nơi đây qua các lễ hội truyền thống hàng năm vào dịp đầu xuân và những khi có các sự kiện quan trọng của địa phương. Niềm đam mê đó đã thôi thúc bà phải học và trình diễn thành công các bài đánh cồng chiêng. Được cha chỉ dạy tận tình từ những kiến thức về gốc tích của cồng chiêng ở Cẩm Thủy, rồi cách đánh cồng, trình diễn cồng trên sân khấu, tại các lễ hội, bằng tất cả sự đam mê, cố gắng, bà đã trình diễn các bài diễn sắc bùa và tham gia vào hoạt động văn nghệ của làng, của xã, cũng như cùng cha mình tham gia công tác bảo tồn, truyền dạy sắc bùa trên địa bàn.

Theo Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cẩm Thủy, cha của nghệ nhân Quách Thị Đa là cụ Quách Văn Cơ - người đầu tiên tại Cẩm Thủy khởi xướng và truyền lại những giai điệu, tiết tấu của dàn sắc bùa. Sau khi về nhận công tác tại Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cẩm Thủy, nghệ nhân Quách Thị Đa có cơ hội nâng cao kỹ năng trình diễn sắc bùa, được giao lưu biểu diễn cồng chiêng, trống ràm, một nét văn hóa đặc sắc của huyện Cẩm Thủy. Không chỉ là một trong những nghệ nhân tiêu biểu của huyện Cẩm Thủy tham gia các tiết mục trình diễn sắc bùa, trống ràm tại các hội thi, hội diễn văn nghệ dân gian, quần chúng cấp tỉnh và trung ương, nghệ nhân Quách Thị Đa tiếp tục công việc nghiên cứu, thực hành truyền dạy nghệ thuật trình diễn sắc bùa cho thế trẻ ngày nay. Hiện đã có 170 học trò được nghệ nhân Quách Thị Đa truyền dạy, trong đó tiêu biểu nhất là Lê Thị Lý. Cô học trò sinh năm 1991 này chia sẻ: Được nghệ nhân Quách Thị Đa truyền dạy trình diễn sắc bùa là một vinh dự với thế hệ trẻ như em. Em cũng rất yêu thích nghệ thuật trình diễn đánh cồng và cùng với nhiều bạn trẻ khác ở xã tích cực tham gia học, tập luyện. Biểu diễn cồng chiêng chủ yếu là dành cho nữ, những người tham gia đều phải mặc trang phục truyền thống của dân tộc Mường, qua những động tác đánh cồng uyển chuyển, mềm mại cũng như bước di chuyển nhẹ nhàng càng làm cho tiết mục trình diễn thêm phần hấp dẫn, đẹp mắt và quan trọng nhất là thể hiện được nét văn hóa truyền thống đặc sắc.

Cùng với người thầy của mình, Lê Thị Lý cũng là thành viên cốt cán của đội cồng, câu lạc bộ (CLB) cồng và nhạc cụ dân tộc thôn Đồng Lão và của xã Cẩm Ngọc. Hàng năm cứ vào dịp tết đến, xuân về, nghệ nhân Quách Thị Đa cùng với các thành viên của đội cồng và CLB cồng và nhạc cụ dân tộc thôn Đồng Lão lại say sưa, tích cực tập luyện để chuẩn bị các tiết mục đặc sắc nhất phục vụ nhân dân trong thôn, xã tại lễ hội truyền thống của địa phương, các sự kiện lớn, quan trọng của xã, cũng như tham gia các hội thi, hội diễn cấp huyện và đại diện cho huyện đi thi cấp tỉnh. Ngoài ra, nghệ nhân Quách Thị Đa còn tham gia truyền dạy kỹ thuật đánh cồng, các bài cồng cho các CLB cồng chiêng của các xã Cẩm Liên, Cẩm Quý... đặc biệt là CLB cồng chiêng Lương Ngọc (xã Cẩm Lương) góp phần phát triển du lịch tại Khu du lịch suối cá thần Cẩm Lương. Nghệ nhân Quách Thị Đa cùng tham gia xây dựng các tiết mục trình diễn cồng chiêng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và thường xuyên giành giải cao. Nhiều năm liền, tiết mục biểu diễn đánh cồng của nghệ nhân Quách Thị Đa được huyện Cẩm Thủy đưa đi tranh tài tại các liên hoan, hội thi, hội diễn văn hóa - văn nghệ cấp tỉnh, đều giành được giải cao.

Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Thủy, sự đóng góp của nghệ nhân Quách Thị Đa không chỉ ở công tác bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng mà còn là sự phát triển của phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương. Với những đóng góp của nghệ nhân Quách Thị Đa, huyện Cẩm Thủy đã hoàn tất các hồ sơ, thủ tục trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ nhân Quách Thị Đa là Nghệ nhân Ưu tú. Đây là sự ghi nhận những gì mà nghệ nhân Quách Thị Đa đã đóng góp cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh.

Bài và ảnh: Mạnh Cường

Quách Thị Đa - nghệ nhân dân gian biểu diễn cồng chiêng tiêu biểu của vùng cao xứ Thanh

Đăng lúc: 27/04/2020 08:43:13 (GMT+7)


(Baothanhhoa.vn) Cập nhật:20:10 24/04/2020

- Về xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy), khi nói đến các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường nơi đây nói riêng và của huyện Cẩm Thủy nói chung không thể không nhắc đến nghệ nhân dân gian trình diễn cồng chiêng Quách Thị Đa.

EmailPrintTwitterFacebook

Quách Thị Đa - nghệ nhân dân gian biểu diễn cồng chiêng tiêu biểu của vùng cao xứ Thanh

Nghệ nhân Quách Thị Đa truyền dạy sắc bùa cho các học trò.

Nghệ nhân Quách Thị Đa (sinh năm 1959) sinh ra và lớn lên ở vùng quê có truyền thống về nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng. Những tiếng cồng chiêng đã gắn bó với bà ngay từ thuở ấu thơ khi được theo cha đi biểu diễn và dạy trình diễn cồng chiêng. Cũng từ đó, tiếng cồng, những làn điệu cồng và các bản nhạc dân tộc đã ghi sâu vào trí nhớ của bà, dần dần thuộc hết các bài cồng, từng giai điệu của các bài trình diễn. Bản thân cũng rất yêu thích và thực sự có một niềm đam mê lớn với sắc bùa của đồng bào dân tộc Mường nơi đây qua các lễ hội truyền thống hàng năm vào dịp đầu xuân và những khi có các sự kiện quan trọng của địa phương. Niềm đam mê đó đã thôi thúc bà phải học và trình diễn thành công các bài đánh cồng chiêng. Được cha chỉ dạy tận tình từ những kiến thức về gốc tích của cồng chiêng ở Cẩm Thủy, rồi cách đánh cồng, trình diễn cồng trên sân khấu, tại các lễ hội, bằng tất cả sự đam mê, cố gắng, bà đã trình diễn các bài diễn sắc bùa và tham gia vào hoạt động văn nghệ của làng, của xã, cũng như cùng cha mình tham gia công tác bảo tồn, truyền dạy sắc bùa trên địa bàn.

Theo Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cẩm Thủy, cha của nghệ nhân Quách Thị Đa là cụ Quách Văn Cơ - người đầu tiên tại Cẩm Thủy khởi xướng và truyền lại những giai điệu, tiết tấu của dàn sắc bùa. Sau khi về nhận công tác tại Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cẩm Thủy, nghệ nhân Quách Thị Đa có cơ hội nâng cao kỹ năng trình diễn sắc bùa, được giao lưu biểu diễn cồng chiêng, trống ràm, một nét văn hóa đặc sắc của huyện Cẩm Thủy. Không chỉ là một trong những nghệ nhân tiêu biểu của huyện Cẩm Thủy tham gia các tiết mục trình diễn sắc bùa, trống ràm tại các hội thi, hội diễn văn nghệ dân gian, quần chúng cấp tỉnh và trung ương, nghệ nhân Quách Thị Đa tiếp tục công việc nghiên cứu, thực hành truyền dạy nghệ thuật trình diễn sắc bùa cho thế trẻ ngày nay. Hiện đã có 170 học trò được nghệ nhân Quách Thị Đa truyền dạy, trong đó tiêu biểu nhất là Lê Thị Lý. Cô học trò sinh năm 1991 này chia sẻ: Được nghệ nhân Quách Thị Đa truyền dạy trình diễn sắc bùa là một vinh dự với thế hệ trẻ như em. Em cũng rất yêu thích nghệ thuật trình diễn đánh cồng và cùng với nhiều bạn trẻ khác ở xã tích cực tham gia học, tập luyện. Biểu diễn cồng chiêng chủ yếu là dành cho nữ, những người tham gia đều phải mặc trang phục truyền thống của dân tộc Mường, qua những động tác đánh cồng uyển chuyển, mềm mại cũng như bước di chuyển nhẹ nhàng càng làm cho tiết mục trình diễn thêm phần hấp dẫn, đẹp mắt và quan trọng nhất là thể hiện được nét văn hóa truyền thống đặc sắc.

Cùng với người thầy của mình, Lê Thị Lý cũng là thành viên cốt cán của đội cồng, câu lạc bộ (CLB) cồng và nhạc cụ dân tộc thôn Đồng Lão và của xã Cẩm Ngọc. Hàng năm cứ vào dịp tết đến, xuân về, nghệ nhân Quách Thị Đa cùng với các thành viên của đội cồng và CLB cồng và nhạc cụ dân tộc thôn Đồng Lão lại say sưa, tích cực tập luyện để chuẩn bị các tiết mục đặc sắc nhất phục vụ nhân dân trong thôn, xã tại lễ hội truyền thống của địa phương, các sự kiện lớn, quan trọng của xã, cũng như tham gia các hội thi, hội diễn cấp huyện và đại diện cho huyện đi thi cấp tỉnh. Ngoài ra, nghệ nhân Quách Thị Đa còn tham gia truyền dạy kỹ thuật đánh cồng, các bài cồng cho các CLB cồng chiêng của các xã Cẩm Liên, Cẩm Quý... đặc biệt là CLB cồng chiêng Lương Ngọc (xã Cẩm Lương) góp phần phát triển du lịch tại Khu du lịch suối cá thần Cẩm Lương. Nghệ nhân Quách Thị Đa cùng tham gia xây dựng các tiết mục trình diễn cồng chiêng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và thường xuyên giành giải cao. Nhiều năm liền, tiết mục biểu diễn đánh cồng của nghệ nhân Quách Thị Đa được huyện Cẩm Thủy đưa đi tranh tài tại các liên hoan, hội thi, hội diễn văn hóa - văn nghệ cấp tỉnh, đều giành được giải cao.

Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Thủy, sự đóng góp của nghệ nhân Quách Thị Đa không chỉ ở công tác bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng mà còn là sự phát triển của phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương. Với những đóng góp của nghệ nhân Quách Thị Đa, huyện Cẩm Thủy đã hoàn tất các hồ sơ, thủ tục trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ nhân Quách Thị Đa là Nghệ nhân Ưu tú. Đây là sự ghi nhận những gì mà nghệ nhân Quách Thị Đa đã đóng góp cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh.

Bài và ảnh: Mạnh Cường

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa