Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
526897

100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

Ngày 26/06/2024 16:05:16

100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

(Baothanhhoa.vn)- Đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), các địa phương, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

177d3092621t59022l0.jpg

Cán bộ công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Hưng Lộc xử lý công việc trên môi trường điện tử.

Nỗ lực chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, huyện miền núi Như Xuân hiện nay có mạng cáp quang băng thông rộng phủ khắp 100% trung tâm các xã, thị trấn, tới hầu hết các thôn, bản trên địa bàn. Hạ tầng mạng thông tin di động được phủ sóng đến 100% trung tâm các xã, thị trấn, tỷ lệ dân số được phủ sóng thông tin di động đạt 100%. Việc triển khai diện rộng các trạm BTS công nghệ băng rộng di động 3G, 4G tới 100% khu dân cư đã đảm bảo mức độ sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu ứng dụng CNTT của các cơ quan Đảng, nhà nước và nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, internet chất lượng cao của các doanh nghiệp, người dân trên toàn huyện. Cùng với đó, hạ tầng kỹ thuật CNTT trên địa bàn huyện được đầu tư hiện đại, đáp ứng việc ứng dụng CNTT, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện; đảm bảo cung cấp dịch vụ, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ông Lê Hải Hà, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Như Xuân cho biết: Hiện nay, tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức từ cấp huyện đến cấp xã được trang bị máy tính làm việc là 100% máy tính/cán bộ; 100% các cơ quan, đơn vị cấp huyện và cấp xã đã có mạng LAN nội bộ và kết nối mạng internet tốc độ cao phục vụ công tác. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp huyện đến cấp xã cũng được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ, sử dụng các phần mềm, ứng dụng trong công tác hành chính nhà nước... Đến nay, 100% cán bộ, công chức trên địa bàn huyện được cấp chữ ký số và sử dụng thường xuyên; 100% văn bản đi, đến được xử lý, luân chuyển theo đúng quy định, không còn tình trạng tồn đọng văn bản chưa được xử lý. Cũng nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết TTHC đã góp phần tạo thuận lợi trong việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp nhanh chóng, kịp thời; việc tạo lập, lưu trữ hồ sơ công việc đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí...

Năm 2023, xã Hưng Lộc được chọn là một trong 5 xã hoàn thành chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hậu Lộc. Xác định đây là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính xã nhà, UBND xã Hưng Lộc đã xây dựng kế hoạch, đề ra phương hướng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ huyện giao. Để đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết TTHC chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử, UBND xã đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia ISO 900:2015; 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức được kết nối, sử dụng Hệ thống TD-Office phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử, giúp cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng, đúng thời gian và kế hoạch. Đến nay, tại xã Hưng Lộc, 100% văn bản đều được ký số lãnh đạo và ký số cơ quan; 100% các văn bản được gửi đến cho các bộ phận chuyên môn bằng điện tử, không có tình trạng in ấn văn bản giấy; việc ứng dụng CNTT vào giải quyết xử lý hồ sơ công việc giúp tiết kiệm kinh tế cho cơ quan, giảm chi phí in ấn, phô tô hồ sơ khi tổ chức hội nghị hoặc phân công công việc, giúp tiết kiệm thời gian cho lãnh đạo và công chức chuyên môn, giảm việc đi lại báo cáo, trình ký nhiều lần bằng văn bản giấy.

Ông Vũ Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc cho biết: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đội ngũ cán bộ, công chức xã thường xuyên sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương tới địa phương một cách thông suốt, hiệu quả như: Phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch; Phần mềm chứng thực điện tử; Hệ thống đăng nhập tập trung; Phần mềm Dịch vụ công kho bạc nhà nước... Việc tích cực sử dụng các phần mềm chuyên ngành này đã giúp cho công việc chuyên môn được thực hiện nhanh chóng dễ dàng, tiết kiệm thời gian thống kê, báo cáo với lãnh đạo xã và cấp trên, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện tiếp cận các dịch vụ công... góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Để xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các phường, xã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu của người dân đến giao dịch. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa kỹ năng sử dụng các phần mềm, ứng dụng CNTT trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đến nay, 100% cán bộ, công chức ở Thanh Hóa đã thực hiện tiếp nhận, xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng.

Nỗ lực mang đến những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp thông qua việc xây dựng nền hành chính công hiện đại sẽ tạo nền tảng vững chắc để Thanh Hóa chuyển đổi số toàn diện và thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hóa nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Bài và ảnh: Linh Hương

100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

Đăng lúc: 26/06/2024 16:05:16 (GMT+7)

100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

(Baothanhhoa.vn)- Đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), các địa phương, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

177d3092621t59022l0.jpg

Cán bộ công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Hưng Lộc xử lý công việc trên môi trường điện tử.

Nỗ lực chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, huyện miền núi Như Xuân hiện nay có mạng cáp quang băng thông rộng phủ khắp 100% trung tâm các xã, thị trấn, tới hầu hết các thôn, bản trên địa bàn. Hạ tầng mạng thông tin di động được phủ sóng đến 100% trung tâm các xã, thị trấn, tỷ lệ dân số được phủ sóng thông tin di động đạt 100%. Việc triển khai diện rộng các trạm BTS công nghệ băng rộng di động 3G, 4G tới 100% khu dân cư đã đảm bảo mức độ sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu ứng dụng CNTT của các cơ quan Đảng, nhà nước và nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, internet chất lượng cao của các doanh nghiệp, người dân trên toàn huyện. Cùng với đó, hạ tầng kỹ thuật CNTT trên địa bàn huyện được đầu tư hiện đại, đáp ứng việc ứng dụng CNTT, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng của các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện; đảm bảo cung cấp dịch vụ, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ông Lê Hải Hà, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Như Xuân cho biết: Hiện nay, tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức từ cấp huyện đến cấp xã được trang bị máy tính làm việc là 100% máy tính/cán bộ; 100% các cơ quan, đơn vị cấp huyện và cấp xã đã có mạng LAN nội bộ và kết nối mạng internet tốc độ cao phục vụ công tác. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp huyện đến cấp xã cũng được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ, sử dụng các phần mềm, ứng dụng trong công tác hành chính nhà nước... Đến nay, 100% cán bộ, công chức trên địa bàn huyện được cấp chữ ký số và sử dụng thường xuyên; 100% văn bản đi, đến được xử lý, luân chuyển theo đúng quy định, không còn tình trạng tồn đọng văn bản chưa được xử lý. Cũng nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết TTHC đã góp phần tạo thuận lợi trong việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp nhanh chóng, kịp thời; việc tạo lập, lưu trữ hồ sơ công việc đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí...

Năm 2023, xã Hưng Lộc được chọn là một trong 5 xã hoàn thành chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hậu Lộc. Xác định đây là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính xã nhà, UBND xã Hưng Lộc đã xây dựng kế hoạch, đề ra phương hướng đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ huyện giao. Để đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết TTHC chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử, UBND xã đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia ISO 900:2015; 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức được kết nối, sử dụng Hệ thống TD-Office phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử, giúp cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng, đúng thời gian và kế hoạch. Đến nay, tại xã Hưng Lộc, 100% văn bản đều được ký số lãnh đạo và ký số cơ quan; 100% các văn bản được gửi đến cho các bộ phận chuyên môn bằng điện tử, không có tình trạng in ấn văn bản giấy; việc ứng dụng CNTT vào giải quyết xử lý hồ sơ công việc giúp tiết kiệm kinh tế cho cơ quan, giảm chi phí in ấn, phô tô hồ sơ khi tổ chức hội nghị hoặc phân công công việc, giúp tiết kiệm thời gian cho lãnh đạo và công chức chuyên môn, giảm việc đi lại báo cáo, trình ký nhiều lần bằng văn bản giấy.

Ông Vũ Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc cho biết: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đội ngũ cán bộ, công chức xã thường xuyên sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương tới địa phương một cách thông suốt, hiệu quả như: Phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch; Phần mềm chứng thực điện tử; Hệ thống đăng nhập tập trung; Phần mềm Dịch vụ công kho bạc nhà nước... Việc tích cực sử dụng các phần mềm chuyên ngành này đã giúp cho công việc chuyên môn được thực hiện nhanh chóng dễ dàng, tiết kiệm thời gian thống kê, báo cáo với lãnh đạo xã và cấp trên, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện tiếp cận các dịch vụ công... góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Để xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các phường, xã đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu của người dân đến giao dịch. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa kỹ năng sử dụng các phần mềm, ứng dụng CNTT trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đến nay, 100% cán bộ, công chức ở Thanh Hóa đã thực hiện tiếp nhận, xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng.

Nỗ lực mang đến những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp thông qua việc xây dựng nền hành chính công hiện đại sẽ tạo nền tảng vững chắc để Thanh Hóa chuyển đổi số toàn diện và thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hóa nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

Bài và ảnh: Linh Hương

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa