Già làng số - già dặn trong tư duy tiếp cận và tìm phương thức mới trong thời đại số
Ngày 04/07/2024 09:46:00
Già làng số - già dặn trong tư duy tiếp cận và tìm phương thức mới trong thời đại số
Làng số cần người đóng vai trò của “già làng số”, là người đi đầu, tiên phong sử dụng công nghệ và sau đó là hướng dẫn người khác sử dụng công nghệ số một cách an toàn, hiệu quả.
Ai cũng có thể trở thành “già làng số”, không phân biệt tuổi tác, miễn sao dám thử cái mới, dám chấp nhận cái mới, dám thay đổi thói quen cũ, có tinh thần ham học hỏi, tìm tòi phương thức mới để giải quyết vấn đề của mình. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ, là “già làng số” cần tự mình trực tiếp làm ra một số việc có kết quả cho chính mình, gia đình mình, mang tính tiên phong, làm mẫu, để mọi người có thể tham khảo, áp dụng tương tự.
Gia đình là tế bào của xã hội. Để làng trở thành một ngôi làng số, mỗi gia đình cần trở thành một gia đình số. Trong mỗi một gia đình, cũng cần có một người làm hạt nhân, đóng vai trò như một “già làng số” trong nhà, hướng dẫn các thành viên khác làm quen, sử dụng công nghệ cơ bản. “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”, công nghệ số cứ như vậy dần thẩm thấu, len lỏi vào từng gia đình, từng dòng họ, phát triển nền móng vững chắc của làng số.
Một “già làng số”, không như tên gọi, cũng có thể là một thanh niên trẻ, không có chức sắc gì trong làng. Miễn là thanh niên trẻ là người đã sử dụng công nghệ, đã có kết quả cụ thể thuyết phục, có khả năng hướng dẫn người khác sử dụng công nghệ và là địa chỉ tin cậy mọi người tìm đến mỗi khi có vấn đề công nghệ phát sinh.
Ở mỗi làng, Tổ công nghệ số cộng đồng sinh ra để làm cầu nối, mang công nghệ số đến gần hơn với người dân trong làng. Lực lượng này được sinh ra từ làng, là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, hiểu được nhu cầu hàng ngày của dân làng, để đẩy nhanh quá trình phổ cập kiến thức, kỹ năng số đến người dân.
Với tinh thần hăng say, nhiệt huyết, mỗi thành viên đảm nhận sứ mệnh “đi từng ngõ, gõ từng nhà” , để tuyên truyền, hướng dẫn từng người” theo cách: một người biết công nghệ có thể hỗ trợ 10 người biết, 10 người biết sẽ hỗ trợ được 100 người biết. Cứ thế, người biết hỗ trợ người không biết, người trẻ hướng dẫn người già, người biết nhiều hướng dẫn người biết ít, không khoảng cách về ngôn ngữ. Vậy thì chẳng mấy chốc mà mọi người đều biết cách sử dụng dịch vụ và các tiện ích số.
Già làng số - già dặn trong tư duy tiếp cận và tìm phương thức mới trong thời đại số
Làng số cần người đóng vai trò của “già làng số”, là người đi đầu, tiên phong sử dụng công nghệ và sau đó là hướng dẫn người khác sử dụng công nghệ số một cách an toàn, hiệu quả.
Ai cũng có thể trở thành “già làng số”, không phân biệt tuổi tác, miễn sao dám thử cái mới, dám chấp nhận cái mới, dám thay đổi thói quen cũ, có tinh thần ham học hỏi, tìm tòi phương thức mới để giải quyết vấn đề của mình. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ, là “già làng số” cần tự mình trực tiếp làm ra một số việc có kết quả cho chính mình, gia đình mình, mang tính tiên phong, làm mẫu, để mọi người có thể tham khảo, áp dụng tương tự.
Gia đình là tế bào của xã hội. Để làng trở thành một ngôi làng số, mỗi gia đình cần trở thành một gia đình số. Trong mỗi một gia đình, cũng cần có một người làm hạt nhân, đóng vai trò như một “già làng số” trong nhà, hướng dẫn các thành viên khác làm quen, sử dụng công nghệ cơ bản. “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”, công nghệ số cứ như vậy dần thẩm thấu, len lỏi vào từng gia đình, từng dòng họ, phát triển nền móng vững chắc của làng số.
Một “già làng số”, không như tên gọi, cũng có thể là một thanh niên trẻ, không có chức sắc gì trong làng. Miễn là thanh niên trẻ là người đã sử dụng công nghệ, đã có kết quả cụ thể thuyết phục, có khả năng hướng dẫn người khác sử dụng công nghệ và là địa chỉ tin cậy mọi người tìm đến mỗi khi có vấn đề công nghệ phát sinh.
Ở mỗi làng, Tổ công nghệ số cộng đồng sinh ra để làm cầu nối, mang công nghệ số đến gần hơn với người dân trong làng. Lực lượng này được sinh ra từ làng, là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, hiểu được nhu cầu hàng ngày của dân làng, để đẩy nhanh quá trình phổ cập kiến thức, kỹ năng số đến người dân.
Với tinh thần hăng say, nhiệt huyết, mỗi thành viên đảm nhận sứ mệnh “đi từng ngõ, gõ từng nhà” , để tuyên truyền, hướng dẫn từng người” theo cách: một người biết công nghệ có thể hỗ trợ 10 người biết, 10 người biết sẽ hỗ trợ được 100 người biết. Cứ thế, người biết hỗ trợ người không biết, người trẻ hướng dẫn người già, người biết nhiều hướng dẫn người biết ít, không khoảng cách về ngôn ngữ. Vậy thì chẳng mấy chốc mà mọi người đều biết cách sử dụng dịch vụ và các tiện ích số.