Ý kiến thăm dò
Giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TT&TT nhấn mạnh: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp (DN) không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ thông tin mà yêu cầu tiên quyết là thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.
Tương tự, chuyển đổi xanh không chỉ là phát triển, ứng dụng công nghệ hướng tới môi trường mà còn thay đổi cả quy trình sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Việc ứng dụng các nền tảng số, trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi các phương thức quản lý, điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như nâng cao trách nhiệm, hiệu quả, rút ngắn thời gian công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh; sức cạnh tranh của DN. Các ứng dụng này đã và đang được một số sở, ngành, địa phương, các DN nghiên cứu và triển khai, áp dụng các phần mềm, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (Internet of Things), điện toán đám mây... để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình kinh doanh và quản lý DN.
Hội nghị lần này nhằm thông tin đến DN, các cơ quan, đơn vị về xu hướng chung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và các định hướng về chuyển đổi số DN nói chung và giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng công nghệ AI phục vụ chuyển đổi số nói riêng hướng đến một cái nhìn toàn diện, rõ nét hơn về chuyển đổi số, giúp DN nhỏ và vừa nắm bắt được những công nghệ mới, rút ra được những kinh nghiệm từ những bài học thực tế của các DN đã chuyển đổi số thành công; gắn chuyển đổi số với chuyển đổi xanh.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Đại diện Công ty Tân Thanh Phương giới thiệu về ứng dụng nền tảng số VNMap trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đại diện Trung tâm dịch vụ hạ tầng Internet - GMO trình bày: Sự phát triển chóng mặt của AI (Trí tuệ nhân tạo) & giải pháp MiraBOT - AI Chatbot phục vụ trong chuyển đổi số; đại diện Công ty cổ phần DXSOL GROUP giới thiệu: Hệ thống quản lý quy hoạch đô thị và địa chính...
Theo đó, nền tảng bản đồ số, hệ thống quản lý quy hoạch đô thị và địa chính có thể ứng dụng trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai; hoạt động thương mại điện tử của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa quá trình hoạt động, là trợ lý ảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin giúp lãnh đạo ra quyết định, rút ngắn thời gian tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người lao động...
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia, diễn giả, khách mời đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, giải đáp các thắc mắc của các đại biểu tham dự hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Tước, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa cam kết Sở TT&TT sẽ tạo điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ cho các DN chuyển đổi số, là cầu nối để các DN trên địa bàn tỉnh kết nối với các DN có các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số.
Đồng chí đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế của đơn vị tích cực triển khai ứng dụng các phần mềm, hệ thống thông tin, AI, IoT... để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình kinh doanh và quản lý nhằm lựa chọn và áp dụng sử dụng, phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương, đơn vị.
Đề nghị các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền việc áp dụng các nền tảng số nói chung; nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói riêng trong hoạt động quản lý, điều hành của địa phương, đơn vị mình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước cũng như nâng cao trách nhiệm, hiệu quả, rút ngắn thời gian công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Các DN căn cứ trên điều kiện thực tế, hiệu quả trong hoạt động, nghiên cứu lựa chọn các nền tảng số, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (trong đó ưu tiên các nền tảng đã được Bộ TT&TT công bố) để áp dụng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hoạt động giao dịch thương mại, thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp...
Tin cùng chuyên mục
-
Bước chuyển trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến
17/01/2025 15:13:17 -
Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân
17/01/2025 15:09:10 -
“Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp”
17/01/2025 15:07:07 -
Chuyển đổi số ở xã miền núi Cẩm Thạch
14/01/2025 10:16:47
Giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở TT&TT nhấn mạnh: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp (DN) không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ thông tin mà yêu cầu tiên quyết là thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.
Tương tự, chuyển đổi xanh không chỉ là phát triển, ứng dụng công nghệ hướng tới môi trường mà còn thay đổi cả quy trình sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Việc ứng dụng các nền tảng số, trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi các phương thức quản lý, điều hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như nâng cao trách nhiệm, hiệu quả, rút ngắn thời gian công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh; sức cạnh tranh của DN. Các ứng dụng này đã và đang được một số sở, ngành, địa phương, các DN nghiên cứu và triển khai, áp dụng các phần mềm, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (Internet of Things), điện toán đám mây... để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình kinh doanh và quản lý DN.
Hội nghị lần này nhằm thông tin đến DN, các cơ quan, đơn vị về xu hướng chung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và các định hướng về chuyển đổi số DN nói chung và giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng công nghệ AI phục vụ chuyển đổi số nói riêng hướng đến một cái nhìn toàn diện, rõ nét hơn về chuyển đổi số, giúp DN nhỏ và vừa nắm bắt được những công nghệ mới, rút ra được những kinh nghiệm từ những bài học thực tế của các DN đã chuyển đổi số thành công; gắn chuyển đổi số với chuyển đổi xanh.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Đại diện Công ty Tân Thanh Phương giới thiệu về ứng dụng nền tảng số VNMap trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đại diện Trung tâm dịch vụ hạ tầng Internet - GMO trình bày: Sự phát triển chóng mặt của AI (Trí tuệ nhân tạo) & giải pháp MiraBOT - AI Chatbot phục vụ trong chuyển đổi số; đại diện Công ty cổ phần DXSOL GROUP giới thiệu: Hệ thống quản lý quy hoạch đô thị và địa chính...
Theo đó, nền tảng bản đồ số, hệ thống quản lý quy hoạch đô thị và địa chính có thể ứng dụng trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai; hoạt động thương mại điện tử của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa quá trình hoạt động, là trợ lý ảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin giúp lãnh đạo ra quyết định, rút ngắn thời gian tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người lao động...
Cũng trong khuôn khổ hội nghị, các chuyên gia, diễn giả, khách mời đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, giải đáp các thắc mắc của các đại biểu tham dự hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Tước, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa cam kết Sở TT&TT sẽ tạo điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ cho các DN chuyển đổi số, là cầu nối để các DN trên địa bàn tỉnh kết nối với các DN có các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số.
Đồng chí đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế của đơn vị tích cực triển khai ứng dụng các phần mềm, hệ thống thông tin, AI, IoT... để thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa các quy trình kinh doanh và quản lý nhằm lựa chọn và áp dụng sử dụng, phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương, đơn vị.
Đề nghị các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền việc áp dụng các nền tảng số nói chung; nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo nói riêng trong hoạt động quản lý, điều hành của địa phương, đơn vị mình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước cũng như nâng cao trách nhiệm, hiệu quả, rút ngắn thời gian công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Các DN căn cứ trên điều kiện thực tế, hiệu quả trong hoạt động, nghiên cứu lựa chọn các nền tảng số, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (trong đó ưu tiên các nền tảng đã được Bộ TT&TT công bố) để áp dụng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, hoạt động giao dịch thương mại, thu thập, phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp...