Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
526897

Kết nối số mở con đường đi ra thế giới

Ngày 22/03/2024 13:54:42

Làng truyền thống có một giới hạn địa lý nhất định. Khi kết nối internet, không gian làng đã được mở rộng, không còn giới hạn nào nữa. Người dân ở trong làng vẫn có thể “biết chuyện trong thiên hạ” nhờ vào kết nối internet.

Chính quyền đầu tư hạ tầng số ở mức cơ bản, nhưng để mở rộng, phổ cập đến từng hộ gia đình thì phải dựa vào sức mạnh của dân làng. Giống như trước đây, dù hạ tầng điện lưới được kéo về làng, nhưng để điện thắp sáng từng nhà, rồi thắp sáng một vùng quê lại phải dựa vào người dân. Dưới đây là những câu chuyện điển hình, thành công mang internet về làng.

Bản Khúa làm được thì mọi làng quê Việt Nam đều có thể làm được. Điện thoại thông minh trở thành “vật bất ly thân” của người dân trong các hoạt động liên lạc, kinh doanh, học tập và buôn bán. Đây là cánh cửa mở ra thế giới số cho dân làng, tiếp cận với dịch vụ, tiện ích và mang lại cơ hội làm giàu, thoát nghèo.

Người dân có thể tự mình học thêm các kỹ năng cần thiết để “mở ra cả thế giới” một cách dễ dàng thông qua các khóa học trực tuyến miễn phí trên Nền tảng Onetouch được Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp, từ cơ bản đến nâng cao.

Như vậy, bất cứ ai cũng có cơ hội “vươn ra thế giới” nhờ kết nối số. Trong trường hợp chưa đủ ngay điều kiện để mỗi hộ dân có một đường internet cáp quang, thì ba, bốn hộ dân có thể cùng sử dụng một đường internet cáp quang tốc độ cao và chia sẻ tiền cước phí hàng tháng. Từ quy mô nhỏ, những tiện ích của kết nối số sẽ08:00 dần lan tỏa rộng khắp, biến mỗi gia đình, mỗi thôn, làng, xã trở thành một xã hội thông minh thu nhỏ - nơi nhu cầu giải trí và thông tin của người dân được đáp ứng dễ dàng.

Nguồn:Chuyển đổi số quốc gia

Kết nối số mở con đường đi ra thế giới

Đăng lúc: 22/03/2024 13:54:42 (GMT+7)

Làng truyền thống có một giới hạn địa lý nhất định. Khi kết nối internet, không gian làng đã được mở rộng, không còn giới hạn nào nữa. Người dân ở trong làng vẫn có thể “biết chuyện trong thiên hạ” nhờ vào kết nối internet.

Chính quyền đầu tư hạ tầng số ở mức cơ bản, nhưng để mở rộng, phổ cập đến từng hộ gia đình thì phải dựa vào sức mạnh của dân làng. Giống như trước đây, dù hạ tầng điện lưới được kéo về làng, nhưng để điện thắp sáng từng nhà, rồi thắp sáng một vùng quê lại phải dựa vào người dân. Dưới đây là những câu chuyện điển hình, thành công mang internet về làng.

Bản Khúa làm được thì mọi làng quê Việt Nam đều có thể làm được. Điện thoại thông minh trở thành “vật bất ly thân” của người dân trong các hoạt động liên lạc, kinh doanh, học tập và buôn bán. Đây là cánh cửa mở ra thế giới số cho dân làng, tiếp cận với dịch vụ, tiện ích và mang lại cơ hội làm giàu, thoát nghèo.

Người dân có thể tự mình học thêm các kỹ năng cần thiết để “mở ra cả thế giới” một cách dễ dàng thông qua các khóa học trực tuyến miễn phí trên Nền tảng Onetouch được Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp, từ cơ bản đến nâng cao.

Như vậy, bất cứ ai cũng có cơ hội “vươn ra thế giới” nhờ kết nối số. Trong trường hợp chưa đủ ngay điều kiện để mỗi hộ dân có một đường internet cáp quang, thì ba, bốn hộ dân có thể cùng sử dụng một đường internet cáp quang tốc độ cao và chia sẻ tiền cước phí hàng tháng. Từ quy mô nhỏ, những tiện ích của kết nối số sẽ08:00 dần lan tỏa rộng khắp, biến mỗi gia đình, mỗi thôn, làng, xã trở thành một xã hội thông minh thu nhỏ - nơi nhu cầu giải trí và thông tin của người dân được đáp ứng dễ dàng.

Nguồn:Chuyển đổi số quốc gia

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa