Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dữ liệu là nguồn tài nguyên quý của quốc gia, là động lực, nguồn lực cho sự phát triển trong kỷ nguyên số
Ngày 27/02/2023 07:49:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dữ liệu là nguồn tài nguyên quý của quốc gia, là động lực, nguồn lực cho sự phát triển trong kỷ nguyên số
Giang Phạm (mic.gov.vn) | 10:32 26/02/2023
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng dự Hội nghị có: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổ Công nghệ số cộng đồng là lực lượng xung kích trong chuyển đổi số, là những chiến binh số
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nền tảng số là từ khóa quan trọng nhất của chuyển đổi số Việt Nam. Nền tảng số là một phần cứng, một phần mềm, một đơn vị vận hành nhưng dùng chung trên toàn quốc, toàn ngành, toàn địa phương. Vì thế, người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương phải là người quyết định, chỉ đạo rồi thực thi, triển khai các nền tảng số.
Năm 2023, mỗi đồng chí Bí thư, đồng chí Chủ tịch tỉnh xác định một nền tảng số quan trọng nhất, giải quyết vấn đề, nỗi đau quan trọng nhất của ngành mình, địa phương mình để triển khai. Quyết tâm chính trị của người đứng đầu là yếu tố quyết định của chuyển đổi số.
Bộ trưởng cho rằng, hình thành công dân số quan trọng nhất là hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số để mua bán, học tập, làm việc, sử dụng địch vụ công, khám chữa bệnh, giải trí… Việc hình thành Tổ Công nghệ số cộng đồng ở mức thôn bản, tổ dân phố để có thể đến từng hộ gia đình, đi từng ngõ, gõ từng nhà hướng dẫn sử dụng nền tảng số là cách tiếp cận rất Việt Nam. “Các địa phương hãy coi Tổ Công nghệ số cộng đồng là lực lượng chuyển đổi số xung kích mạnh nhất của mình, là các chiến binh chuyển đổi số”.
Lên môi trường số, mỗi người phải có một chứng minh nhân dân số là VneID; có một tài khoản thanh toán số, ví điện tử, Mobile Money; có chữ ký số; có tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, cơ bản mọi người Việt Nam trưởng thành phải có một phiên bản số hoạt động hoàn chỉnh trên môi trường số.
Chuyển đổi số cần có thể chế số. Có những thể chế cần sửa đổi luật, nghị định nhưng có nhiều thể chế thuộc thẩm quyền của Bộ ngành địa phương có thể làm ngay, không cần chờ đợi. Đà Nẵng đưa 100% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lên DVCTT toàn trình mà không cần sửa luật, trong khi đó tỷ lệ này ở nhiều địa phương còn chưa đến 70%.
Ngoài ra, chuyển đổi số cần đến nhân lực số, kỹ năng số, đặc biệt là an toàn an ninh mạng. Phải xem công tác bảo đảm an toàn an ninh mạng là một phần gắn chặt, song song với quá trình chuyển đổi số từ khâu thiết kế đến khâu vận hành, khai thác.
Bộ TT&TT sẽ cầm nhịp năm dữ liệu số, tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu
Khẳng định tầm quan trọng của dữ liệu số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ ngành, địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu; là xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn quốc gia; là xử lý dữ liệu số để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Tạo ra dữ liệu số và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số.
Năm 2023, các Bộ ngành, địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch hành động, tập trung vào các sáng kiến dữ liệu, hướng tới tạo ra giá trị từ dữ liệu, đặc biệt tạo ra nhận thức đúng từ dữ liệu.
Bộ trưởng cho biết, từ khi triển khai Đề án 06, số lượng giao dịch liên hệ thống tăng đột biến, năm 2022 tăng gấp 5 lần so với năm 2021, vì vậy bắt đầu xuất hiện suy giảm chất lượng. Ngày hôm qua (24/2/2023), Bộ TT&TT đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá chất lượng toàn trình nhằm tìm ra nguyên nhân gốc để xử lý, để nâng cấp các hệ thống. Bộ TT&TT sẽ đánh giá và công bố công khai chất lượng Cổng của Bộ, ngành, địa phương từ năm 2023.
Năm 2023 là năm thứ 4 của chuyển đổi số Việt Nam. Ba năm trước là khởi động, diễn tập và tấn công. Năm 2023 là năm tạo ra các kết quả và giá trị thiết thực. Đó là, tỉ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dưới dạng DVCTT toàn trình là 100%, tỉ lệ hồ sơ của người dân được xử lý trực tuyến toàn trình đạt 50%.
Về thứ hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam trên thế giới, xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam do Liên minh Viễn thông Quốc tế công bố năm 2022 dựa trên dữ liệu của năm 2021, Việt Nam xếp thứ 86. Đây là thứ hạng thấp. Do đó, ngay trong tháng 3 này, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành một Chỉ thị chuyên biệt về nâng cao thứ hạng quốc gia về Chính phủ số, Chính phủ điện tử cho các Bộ ngành, địa phương. Theo đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị với mục tiêu: Xếp hạng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Việt Nam năm 2024 ít nhất cũng là 70. “Xếp hạng Chính phủ điện tử, chính phủ số ở mức cao là một chỉ số quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn quốc gia khi đưa ra quyết định đầu tư”.
Các nhiệm vụ trọng tâm triển khai chuyển đổi số quốc gia năm 2023
Đại diện cho cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng trình bày các nội dung trọng tâm của Kế hoạch của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 và Năm Dữ liệu số quốc gia.
Chủ đề chung năm 2023 là dữ liệu số, là năm phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới. Vì vậy, các hoạt động trọng tâm của Ủy ban Quốc gia và Ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp đều xoay quanh chủ đề này. Cụ thể năm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Phát triển dữ liệu mở , phát triển cơ sở dữ liệu , phát triển các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia , phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nâng cao năng lực quản trị dữ liệu , an toàn, bảo mật dữ liệu.
Kế hoạch của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 giao 32 chỉ tiêu quốc gia, cũng là 32 nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương (trong đó có 08 nội dung về dữ liệu số, 09 nội dung về chính phủ số, 05 nội dung về kinh tế số, 06 nội dung về xã hội số và 04 nội dung về an toàn, an ninh mạng). Đây là những nội dung đã rõ cách làm. Đồng thời, mỗi Bộ, mỗi tỉnh được giao thêm một nội dung đặc thù, có thể là đã rõ cách làm nhưng cần tiên phong làm nhanh, ra kết quả trước, để tạo cảm hứng, chia sẻ bài học kinh nghiệm cho các Bộ, tỉnh khác tham khảo, hoặc là nội dung mới, chưa rõ cách làm, cần làm thí điểm để từ đó nhân rộng.
Người dân cần nhìn thấy và thụ hưởng kết quả cụ thể trong chuyển đổi số
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với báo cáo và các ý kiến tại hội nghị.
Thủ tướng giao Bộ TT&TT, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện và sớm trình thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các Bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác, sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.
Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, khi triển khai các biện pháp mới thì khó tránh khỏi các vấn đề phát sinh. Cùng với những thành tựu cơ bản đã đạt được thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về chuyển đổi số có nơi, có lúc còn chưa quyết liệt, chưa sâu sát. Thể chế, cơ chế, chính sách còn nhiều khoảng trống. Chất lượng, hiệu quả trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ cao còn hạn chế; chuyển đổi số còn khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn; an toàn, an ninh mạng chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, quá trình thực hiện quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy (từ ngày 01/01/2023) vẫn chưa thật sự tạo thuận lợi cho người dân, vẫn còn nhiều phản ánh về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.
Thủ tướng đã chỉ đạo, Bộ TT&TT đã kiểm tra, xử lý ngay các vấn đề liên quan. Các địa phương phải vào cuộc, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải quan tâm, tinh thần là người dân cần nhìn thấy và thụ hưởng kết quả cụ thể, không để người dân thất vọng về chuyển đổi số.
Trao đổi thêm về một số nội dung trọng tâm, Thủ tướng chỉ ra một số thách thức như chuyển đổi số là xu thế, đã và đang được đẩy mạnh trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam không nằm ngoài xu thế này. Nếu chúng ta không chuyển đổi số nhanh, chuyển đổi số mạnh, chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả thì sẽ bị tụt hậu.
Thủ tướng yêu cầu, chuyển đổi số cần sự quyết tâm, quyết liệt, đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cần có hệ thống hành lang pháp lý hoàn chỉnh, thuận lợi, luôn đòi hỏi phải điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, cần nguồn lực lớn (cả nhân lực và vật lực) trong khi nguồn lực Nhà nước còn hạn chế.
Nhận thức, hiểu biết, kỹ năng số của đa số người dân còn hạn chế, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mặc dù đã được cải thiện trong thời gian qua. Tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng. Vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh thông tin ngày càng khó khăn, phức tạp.
Thủ tướng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm, như người đứng đầu phải quan tâm vào cuộc, lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra; kiên quyết, kiên trì, kiên định nhưng phải tích cực đổi mới sáng tạo; đầu tư nguồn lực thỏa đáng, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó trên cơ sở quy hoạch tổng thể, tầm nhìn xa, chiến lược.
Năm 2023, nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia rất nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Chuyển đổi số là xu hướng, xu thế, phong trào không thể đảo ngược, có tính toàn cầu, toàn dân, toàn xã hội, do đó cần nắm bắt, tận dụng cơ hội để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Chuyển đổi số phải có tư duy đi tắt, đón đầu, đi trước, về trước, phát triển đột phá về công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao và quản trị tiên tiến… đồng thời, quán triệt quan điểm dữ liệu là tài nguyên quý của quốc gia cần khai thác, phát huy để trở thành nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số.
Thủ tướng chỉ rõ, chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Phải đổi mới cách làm gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, địa phương, Ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp.
Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân và triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, thực hiện bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng "trăm hoa đua nở", tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí.
Chuyển đổi số phải có cách tiếp cận toàn dân, toàn xã hội, phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ phiền hà cho ngươi dân, doanh nghiệp, nhất là tránh sách nhiễu, tham nhũng vặt.
Chính phủ số là động lực chính, then chốt, dẫn dắt việc xây dựng nền kinh tế số, công dân số, xã hội số, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết chuyên đề của Trung ương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dữ liệu là nguồn tài nguyên quý của quốc gia, là động lực, nguồn lực cho sự phát triển trong kỷ nguyên số
Giang Phạm (mic.gov.vn) | 10:32 26/02/2023
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng dự Hội nghị có: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổ Công nghệ số cộng đồng là lực lượng xung kích trong chuyển đổi số, là những chiến binh số
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nền tảng số là từ khóa quan trọng nhất của chuyển đổi số Việt Nam. Nền tảng số là một phần cứng, một phần mềm, một đơn vị vận hành nhưng dùng chung trên toàn quốc, toàn ngành, toàn địa phương. Vì thế, người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương phải là người quyết định, chỉ đạo rồi thực thi, triển khai các nền tảng số.
Năm 2023, mỗi đồng chí Bí thư, đồng chí Chủ tịch tỉnh xác định một nền tảng số quan trọng nhất, giải quyết vấn đề, nỗi đau quan trọng nhất của ngành mình, địa phương mình để triển khai. Quyết tâm chính trị của người đứng đầu là yếu tố quyết định của chuyển đổi số.
Bộ trưởng cho rằng, hình thành công dân số quan trọng nhất là hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số để mua bán, học tập, làm việc, sử dụng địch vụ công, khám chữa bệnh, giải trí… Việc hình thành Tổ Công nghệ số cộng đồng ở mức thôn bản, tổ dân phố để có thể đến từng hộ gia đình, đi từng ngõ, gõ từng nhà hướng dẫn sử dụng nền tảng số là cách tiếp cận rất Việt Nam. “Các địa phương hãy coi Tổ Công nghệ số cộng đồng là lực lượng chuyển đổi số xung kích mạnh nhất của mình, là các chiến binh chuyển đổi số”.
Lên môi trường số, mỗi người phải có một chứng minh nhân dân số là VneID; có một tài khoản thanh toán số, ví điện tử, Mobile Money; có chữ ký số; có tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2023, cơ bản mọi người Việt Nam trưởng thành phải có một phiên bản số hoạt động hoàn chỉnh trên môi trường số.
Chuyển đổi số cần có thể chế số. Có những thể chế cần sửa đổi luật, nghị định nhưng có nhiều thể chế thuộc thẩm quyền của Bộ ngành địa phương có thể làm ngay, không cần chờ đợi. Đà Nẵng đưa 100% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) lên DVCTT toàn trình mà không cần sửa luật, trong khi đó tỷ lệ này ở nhiều địa phương còn chưa đến 70%.
Ngoài ra, chuyển đổi số cần đến nhân lực số, kỹ năng số, đặc biệt là an toàn an ninh mạng. Phải xem công tác bảo đảm an toàn an ninh mạng là một phần gắn chặt, song song với quá trình chuyển đổi số từ khâu thiết kế đến khâu vận hành, khai thác.
Bộ TT&TT sẽ cầm nhịp năm dữ liệu số, tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu
Khẳng định tầm quan trọng của dữ liệu số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu. Đó là bảo vệ dữ liệu cá nhân; là công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ ngành, địa phương; là mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; là an toàn dữ liệu; là xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn quốc gia; là xử lý dữ liệu số để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Tạo ra dữ liệu số và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số.
Năm 2023, các Bộ ngành, địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch hành động, tập trung vào các sáng kiến dữ liệu, hướng tới tạo ra giá trị từ dữ liệu, đặc biệt tạo ra nhận thức đúng từ dữ liệu.
Bộ trưởng cho biết, từ khi triển khai Đề án 06, số lượng giao dịch liên hệ thống tăng đột biến, năm 2022 tăng gấp 5 lần so với năm 2021, vì vậy bắt đầu xuất hiện suy giảm chất lượng. Ngày hôm qua (24/2/2023), Bộ TT&TT đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá chất lượng toàn trình nhằm tìm ra nguyên nhân gốc để xử lý, để nâng cấp các hệ thống. Bộ TT&TT sẽ đánh giá và công bố công khai chất lượng Cổng của Bộ, ngành, địa phương từ năm 2023.
Năm 2023 là năm thứ 4 của chuyển đổi số Việt Nam. Ba năm trước là khởi động, diễn tập và tấn công. Năm 2023 là năm tạo ra các kết quả và giá trị thiết thực. Đó là, tỉ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dưới dạng DVCTT toàn trình là 100%, tỉ lệ hồ sơ của người dân được xử lý trực tuyến toàn trình đạt 50%.
Về thứ hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam trên thế giới, xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam do Liên minh Viễn thông Quốc tế công bố năm 2022 dựa trên dữ liệu của năm 2021, Việt Nam xếp thứ 86. Đây là thứ hạng thấp. Do đó, ngay trong tháng 3 này, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành một Chỉ thị chuyên biệt về nâng cao thứ hạng quốc gia về Chính phủ số, Chính phủ điện tử cho các Bộ ngành, địa phương. Theo đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị với mục tiêu: Xếp hạng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Việt Nam năm 2024 ít nhất cũng là 70. “Xếp hạng Chính phủ điện tử, chính phủ số ở mức cao là một chỉ số quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn quốc gia khi đưa ra quyết định đầu tư”.
Các nhiệm vụ trọng tâm triển khai chuyển đổi số quốc gia năm 2023
Đại diện cho cơ quan thường trực của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng trình bày các nội dung trọng tâm của Kế hoạch của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 và Năm Dữ liệu số quốc gia.
Chủ đề chung năm 2023 là dữ liệu số, là năm phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới. Vì vậy, các hoạt động trọng tâm của Ủy ban Quốc gia và Ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp đều xoay quanh chủ đề này. Cụ thể năm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Phát triển dữ liệu mở , phát triển cơ sở dữ liệu , phát triển các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia , phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nâng cao năng lực quản trị dữ liệu , an toàn, bảo mật dữ liệu.
Kế hoạch của Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 giao 32 chỉ tiêu quốc gia, cũng là 32 nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương (trong đó có 08 nội dung về dữ liệu số, 09 nội dung về chính phủ số, 05 nội dung về kinh tế số, 06 nội dung về xã hội số và 04 nội dung về an toàn, an ninh mạng). Đây là những nội dung đã rõ cách làm. Đồng thời, mỗi Bộ, mỗi tỉnh được giao thêm một nội dung đặc thù, có thể là đã rõ cách làm nhưng cần tiên phong làm nhanh, ra kết quả trước, để tạo cảm hứng, chia sẻ bài học kinh nghiệm cho các Bộ, tỉnh khác tham khảo, hoặc là nội dung mới, chưa rõ cách làm, cần làm thí điểm để từ đó nhân rộng.
Người dân cần nhìn thấy và thụ hưởng kết quả cụ thể trong chuyển đổi số
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với báo cáo và các ý kiến tại hội nghị.
Thủ tướng giao Bộ TT&TT, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ tiếp thu tối đa các ý kiến để hoàn thiện và sớm trình thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các Bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác, sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.
Tuy vậy, Thủ tướng cho rằng, khi triển khai các biện pháp mới thì khó tránh khỏi các vấn đề phát sinh. Cùng với những thành tựu cơ bản đã đạt được thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về chuyển đổi số có nơi, có lúc còn chưa quyết liệt, chưa sâu sát. Thể chế, cơ chế, chính sách còn nhiều khoảng trống. Chất lượng, hiệu quả trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ cao còn hạn chế; chuyển đổi số còn khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn; an toàn, an ninh mạng chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, quá trình thực hiện quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy (từ ngày 01/01/2023) vẫn chưa thật sự tạo thuận lợi cho người dân, vẫn còn nhiều phản ánh về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.
Thủ tướng đã chỉ đạo, Bộ TT&TT đã kiểm tra, xử lý ngay các vấn đề liên quan. Các địa phương phải vào cuộc, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải quan tâm, tinh thần là người dân cần nhìn thấy và thụ hưởng kết quả cụ thể, không để người dân thất vọng về chuyển đổi số.
Trao đổi thêm về một số nội dung trọng tâm, Thủ tướng chỉ ra một số thách thức như chuyển đổi số là xu thế, đã và đang được đẩy mạnh trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam không nằm ngoài xu thế này. Nếu chúng ta không chuyển đổi số nhanh, chuyển đổi số mạnh, chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả thì sẽ bị tụt hậu.
Thủ tướng yêu cầu, chuyển đổi số cần sự quyết tâm, quyết liệt, đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cần có hệ thống hành lang pháp lý hoàn chỉnh, thuận lợi, luôn đòi hỏi phải điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, cần nguồn lực lớn (cả nhân lực và vật lực) trong khi nguồn lực Nhà nước còn hạn chế.
Nhận thức, hiểu biết, kỹ năng số của đa số người dân còn hạn chế, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mặc dù đã được cải thiện trong thời gian qua. Tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng. Vấn đề bảo đảm an toàn, an ninh thông tin ngày càng khó khăn, phức tạp.
Thủ tướng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm, như người đứng đầu phải quan tâm vào cuộc, lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra; kiên quyết, kiên trì, kiên định nhưng phải tích cực đổi mới sáng tạo; đầu tư nguồn lực thỏa đáng, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó trên cơ sở quy hoạch tổng thể, tầm nhìn xa, chiến lược.
Năm 2023, nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia rất nặng nề, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Chuyển đổi số là xu hướng, xu thế, phong trào không thể đảo ngược, có tính toàn cầu, toàn dân, toàn xã hội, do đó cần nắm bắt, tận dụng cơ hội để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Chuyển đổi số phải có tư duy đi tắt, đón đầu, đi trước, về trước, phát triển đột phá về công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao và quản trị tiên tiến… đồng thời, quán triệt quan điểm dữ liệu là tài nguyên quý của quốc gia cần khai thác, phát huy để trở thành nguồn lực, động lực phát triển trong kỷ nguyên số.
Thủ tướng chỉ rõ, chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Phải đổi mới cách làm gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, địa phương, Ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp.
Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân và triển khai trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, thực hiện bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng "trăm hoa đua nở", tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí.
Chuyển đổi số phải có cách tiếp cận toàn dân, toàn xã hội, phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ phiền hà cho ngươi dân, doanh nghiệp, nhất là tránh sách nhiễu, tham nhũng vặt.
Chính phủ số là động lực chính, then chốt, dẫn dắt việc xây dựng nền kinh tế số, công dân số, xã hội số, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết chuyên đề của Trung ương.