Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
526897

Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Ngày 02/11/2022 10:03:50

(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm đã chủ động ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất. Ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra các loại nông sản chất lượng cao.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 112 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia quảng bá và bán hàng nông sản thực phẩm trên các sàn thương mại điện tử Tiki, Lazada, Postmart.vn, Voso.vn, ...; 11 HTX với 70 sản phẩm nông sản tham gia cổng thông tin kết nối cung cầu của Liên minh HTX Việt Nam. Đây cũng chính là lộ trình thực hiện Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 10-11-2021 về truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các ngành có liên quan của tỉnh đã tập huấn hướng dẫn cho hơn 500 chủ doanh nghiệp, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh để tham gia sàn thương mại điện tử postmart.vn của Tông Công ty Bưu chính Việt Nam và sàn voso.vn của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel.
Có thể thấy, việc thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp... đã mang lại những kết quả khả quan. Các chương trình, phần mềm quản trị vườn trồng, nông nghiệp chính xác được áp dụng trong sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên như nước, phân bón... để dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch, bệnh và công tác giống được thực hiện tốt hơn... Mặc dù vậy, quy mô ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương. Ở nhiều nơi, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Trình độ cơ giới hóa sản xuất còn thấp, các công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp chưa tương xứng... Vì vậy, ngành nông nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố cần tích cực hơn nữa trong việc khắc phục những tồn tại, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp để nông nghiệp của tỉnh bắt kịp với xu thế thị trường, phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Bài và ảnh: Lê Hợi

Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Đăng lúc: 02/11/2022 10:03:50 (GMT+7)

(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm đã chủ động ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất. Ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra các loại nông sản chất lượng cao.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 112 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia quảng bá và bán hàng nông sản thực phẩm trên các sàn thương mại điện tử Tiki, Lazada, Postmart.vn, Voso.vn, ...; 11 HTX với 70 sản phẩm nông sản tham gia cổng thông tin kết nối cung cầu của Liên minh HTX Việt Nam. Đây cũng chính là lộ trình thực hiện Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 10-11-2021 về truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các ngành có liên quan của tỉnh đã tập huấn hướng dẫn cho hơn 500 chủ doanh nghiệp, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh để tham gia sàn thương mại điện tử postmart.vn của Tông Công ty Bưu chính Việt Nam và sàn voso.vn của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel.
Có thể thấy, việc thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp... đã mang lại những kết quả khả quan. Các chương trình, phần mềm quản trị vườn trồng, nông nghiệp chính xác được áp dụng trong sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên như nước, phân bón... để dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch, bệnh và công tác giống được thực hiện tốt hơn... Mặc dù vậy, quy mô ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương. Ở nhiều nơi, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Trình độ cơ giới hóa sản xuất còn thấp, các công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp chưa tương xứng... Vì vậy, ngành nông nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố cần tích cực hơn nữa trong việc khắc phục những tồn tại, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp để nông nghiệp của tỉnh bắt kịp với xu thế thị trường, phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Bài và ảnh: Lê Hợi
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa