Ý kiến thăm dò
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn
Với việc thực hiện nhiều giải pháp, thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại nhiều tiện ích cho người dân, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn.
Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, xã Hải Long (Như Thanh) đã biên soạn và gửi đến người dân một cuốn tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng các ứng dụng trên thiết bị thông minh để thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch thiết yếu. Những thao tác trên thiết bị thông minh vốn khó hiểu, khó tiếp cận, đặc biệt là với người lớn tuổi giờ đây trở nên dễ tiếp thu và dễ thực hiện nên được Nhân dân hết sức ủng hộ. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng vận động 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là hàng tạp hóa, quán cà phê trên địa bàn triển khai cung cấp mã QR phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đem lại tiện ích cho cả người bán hàng và người mua hàng.
Anh Lê Văn Trung, quản lý tại Bắp Coffee, xã Hải Long (Như Thanh) cho biết: "Từ lúc có mã QR code thì chỉ số giao dịch tại quán tăng hơn so với trước. Đối với việc quản lý hoạt động thu chi tại quán cũng tiện lợi hơn rất nhiều, đồng thời còn giúp giảm rủi ro mất mát tiền mặt hoặc là tiền giả".
Tương tự, anh Nguyễn Viết Phương, thôn Phú Văn, xã Tân Châu (Thiệu Hóa) là chủ cơ sở sản xuất bánh đa nem Phương Nhàn và miến gạo Phương Nhàn, mỗi ngày, cơ sở sản xuất của anh sản xuất hơn 3 vạn sản phẩm, xuất bán đi khắp các tỉnh thành, do đó, việc thực hiện các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, nguyên vật liệu cho các đầu mối phần lớn đều được anh thực hiện trên điện thoại thông minh thông qua các app do ngân hàng cung cấp.
Anh Nguyễn Viết Phương cho biết: “Được sự khuyến khích, động viên của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn tận tình của nhân viên ngân hàng, hiện nay tôi đã thành thạo việc thực hiện các giao dịch chuyển, nhận tiền và hướng dẫn cho các bạn hàng cùng sử dụng để thuận tiện hơn trong thanh toán tiền hàng an toàn, nhanh chóng”.
Góp phần cùng toàn ngành ngân hàng và toàn xã hội thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank đã triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn (Đề án Thẻ Tam nông). Trong đó, thẻ chip nội địa hai ứng dụng - Thẻ Lộc Việt - sản phẩm trọng tâm của Đề án Thẻ Tam nông sử dụng công nghệ mới nhất trên thị trường tích hợp hai ứng dụng ghi nợ và tín dụng trên cùng một chip theo chuẩn VCCS cho phép linh hoạt thanh toán bằng hình thức chạm, quẹt, đồng thời, được chủ động thanh toán trước trả tiền sau với hạn mức tín dụng lên đến 100 triệu đồng. Đề án Thẻ nông nghiệp nông thôn - Thẻ Lộc Việt tạo điều kiện giúp những người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người có thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán văn minh cũng như dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại từ đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là nội dung quan trọng trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, tại Thanh Hóa, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn về các hình thức thanh toán; đa dạng hóa và gia tăng tiện ích các dịch vụ thanh toán đảm bảo an toàn, nhanh chóng, bảo mật thông tin.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đã liên tục đầu tư phát triển, sắp xếp hợp lý và gia tăng chức năng, tiện ích trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS) với các hình thức phù hợp, hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động. Đến hết tháng 8-2023, trên địa bàn tỉnh có 338 máy ATM của 33 chi nhánh NHTM đang hoạt động; 1.195 máy POS và hơn 2.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code. Mạng lưới ATM và POS được lắp đặt theo hướng mở rộng đối tượng phục vụ và được phân bổ khá hợp lý. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã và đang đẩy mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động như: thanh toán qua QR code, thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), ví điện tử... Đây là giải pháp vừa góp phần hạn chế tình trạng “tín dụng đen”, vừa tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho các khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Chị Hoàng Thị Yến, xã Công Chính (Nông Cống) cho biết: “Trước đây việc mua sắm, thanh toán điện nước gặp khó khăn do phải thanh toán trực tiếp, nhiều khi phải đi đến tận các điểm thu mới thanh toán được, nhưng hiện nay tôi đã sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thì rất thuận tiện, ở nhà hoặc bất cứ đâu đều có thể thanh toán tiền điện nước, tiền học phí cho con hoặc mua sắm”.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu: 80% người dân khu vực nông thôn từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm. Với các giải pháp đồng bộ về hạ tầng, phát triển đa dạng các hình thức thanh toán, đẩy mạnh tuyên truyền các tiện ích từ dịch vụ ngân hàng điện tử... sẽ thúc đẩy nhanh và mở rộng hơn độ bao phủ tỷ lệ người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tin cùng chuyên mục
-
Bước chuyển trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến
17/01/2025 15:13:17 -
Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân
17/01/2025 15:09:10 -
“Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp”
17/01/2025 15:07:07 -
Chuyển đổi số ở xã miền núi Cẩm Thạch
14/01/2025 10:16:47
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn
Với việc thực hiện nhiều giải pháp, thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại nhiều tiện ích cho người dân, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn.
Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, xã Hải Long (Như Thanh) đã biên soạn và gửi đến người dân một cuốn tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử dụng các ứng dụng trên thiết bị thông minh để thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch thiết yếu. Những thao tác trên thiết bị thông minh vốn khó hiểu, khó tiếp cận, đặc biệt là với người lớn tuổi giờ đây trở nên dễ tiếp thu và dễ thực hiện nên được Nhân dân hết sức ủng hộ. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng vận động 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là hàng tạp hóa, quán cà phê trên địa bàn triển khai cung cấp mã QR phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đem lại tiện ích cho cả người bán hàng và người mua hàng.
Anh Lê Văn Trung, quản lý tại Bắp Coffee, xã Hải Long (Như Thanh) cho biết: "Từ lúc có mã QR code thì chỉ số giao dịch tại quán tăng hơn so với trước. Đối với việc quản lý hoạt động thu chi tại quán cũng tiện lợi hơn rất nhiều, đồng thời còn giúp giảm rủi ro mất mát tiền mặt hoặc là tiền giả".
Tương tự, anh Nguyễn Viết Phương, thôn Phú Văn, xã Tân Châu (Thiệu Hóa) là chủ cơ sở sản xuất bánh đa nem Phương Nhàn và miến gạo Phương Nhàn, mỗi ngày, cơ sở sản xuất của anh sản xuất hơn 3 vạn sản phẩm, xuất bán đi khắp các tỉnh thành, do đó, việc thực hiện các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, nguyên vật liệu cho các đầu mối phần lớn đều được anh thực hiện trên điện thoại thông minh thông qua các app do ngân hàng cung cấp.
Anh Nguyễn Viết Phương cho biết: “Được sự khuyến khích, động viên của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn tận tình của nhân viên ngân hàng, hiện nay tôi đã thành thạo việc thực hiện các giao dịch chuyển, nhận tiền và hướng dẫn cho các bạn hàng cùng sử dụng để thuận tiện hơn trong thanh toán tiền hàng an toàn, nhanh chóng”.
Góp phần cùng toàn ngành ngân hàng và toàn xã hội thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank đã triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn (Đề án Thẻ Tam nông). Trong đó, thẻ chip nội địa hai ứng dụng - Thẻ Lộc Việt - sản phẩm trọng tâm của Đề án Thẻ Tam nông sử dụng công nghệ mới nhất trên thị trường tích hợp hai ứng dụng ghi nợ và tín dụng trên cùng một chip theo chuẩn VCCS cho phép linh hoạt thanh toán bằng hình thức chạm, quẹt, đồng thời, được chủ động thanh toán trước trả tiền sau với hạn mức tín dụng lên đến 100 triệu đồng. Đề án Thẻ nông nghiệp nông thôn - Thẻ Lộc Việt tạo điều kiện giúp những người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người có thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán văn minh cũng như dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại từ đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là nội dung quan trọng trong thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn, tại Thanh Hóa, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn về các hình thức thanh toán; đa dạng hóa và gia tăng tiện ích các dịch vụ thanh toán đảm bảo an toàn, nhanh chóng, bảo mật thông tin.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đã liên tục đầu tư phát triển, sắp xếp hợp lý và gia tăng chức năng, tiện ích trên các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (ATM, POS) với các hình thức phù hợp, hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động. Đến hết tháng 8-2023, trên địa bàn tỉnh có 338 máy ATM của 33 chi nhánh NHTM đang hoạt động; 1.195 máy POS và hơn 2.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code. Mạng lưới ATM và POS được lắp đặt theo hướng mở rộng đối tượng phục vụ và được phân bổ khá hợp lý. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã và đang đẩy mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động như: thanh toán qua QR code, thanh toán di động (Mobile Payment), thanh toán phi tiếp xúc (Contactless), ví điện tử... Đây là giải pháp vừa góp phần hạn chế tình trạng “tín dụng đen”, vừa tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho các khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Chị Hoàng Thị Yến, xã Công Chính (Nông Cống) cho biết: “Trước đây việc mua sắm, thanh toán điện nước gặp khó khăn do phải thanh toán trực tiếp, nhiều khi phải đi đến tận các điểm thu mới thanh toán được, nhưng hiện nay tôi đã sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thì rất thuận tiện, ở nhà hoặc bất cứ đâu đều có thể thanh toán tiền điện nước, tiền học phí cho con hoặc mua sắm”.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu: 80% người dân khu vực nông thôn từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm. Với các giải pháp đồng bộ về hạ tầng, phát triển đa dạng các hình thức thanh toán, đẩy mạnh tuyên truyền các tiện ích từ dịch vụ ngân hàng điện tử... sẽ thúc đẩy nhanh và mở rộng hơn độ bao phủ tỷ lệ người dân sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.