Ý kiến thăm dò
Triển khai công nghệ số trong xúc tiến thương mại
Khi dịch COVID-19 xảy ra, người dân không còn mặn mà với việc mua sắm tại cửa hàng mà chuyển qua hình thức online, chủ yếu là trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) và các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, zalo... Nắm bắt được điều này, Công ty TNHH Đông y Quang Anh ở xã Quảng Khê (Quảng Xương) đã triển khai bán những đơn hàng đầu tiên trên sàn TMĐT Tiki và đạt được hiệu quả tích cực. Đến nay, công ty đã mở rộng thị phần online của mình qua nhiều nền tảng khác như lazada, tiktok shop, shopee... Nhờ đó, doanh thu từ các nền tảng online chiếm hơn 35% trên tổng số doanh thu chung của DN.
Giám đốc công ty Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ: “Mới đầu bán hàng trên môi trường số, không riêng gì DN của tôi mà nhiều DN khác cũng gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên sau một thời gian, tôi nhận thấy việc đưa các sản phẩm lên các nền tảng số có hiệu ứng rất tốt, vừa là cách truyền thông mới cho DN mà còn là kênh phân phối, bán hàng rất hiệu quả. Đây được xem như hồ sơ năng lực của mỗi DN, vì để xây dựng kênh trên các nền tảng số không hề đơn giản, phải có lộ trình và kế hoạch rõ ràng. Tháng vừa qua, DN đã đẩy mạnh chiến dịch truyền thông, mở rộng tương tác trên nền tảng tiktok shop bằng hình thức livestream với nhiều ưu đãi và quà tặng kèm, nhờ đó sau khi kết thúc phiên livestream, doanh thu đem lại lớn gấp đôi so với doanh thu cả tháng trước đó. Chính vì vậy, việc triển khai ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến thương mại là xu thế tất yếu và không thể thiếu trong thời đại số”.
Là ngành nghề ít ai nghĩ có thể bán trên các nền tảng số thì ngay tại làng rèn Tất Tác, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) có xưởng rèn dao thủ công Phúc Lộc của anh Đào Xuân Phúc đã thu hút rất nhiều khách hàng cả trong và ngoài tỉnh qua facebook và tiktok. Bắt tay vào xây dựng kênh từ năm 2023, đến nay trang fanpage của xưởng đã đạt gần 3.000 người theo dõi, trang tiktok đạt 6.000 người theo dõi cùng một số kênh phụ khác. Anh Phúc cho biết: “Hiện nay, cùng với việc đăng tải, bán hàng qua facebook, cơ sở còn livestream trực tiếp bán hàng 2 lần/ngày theo khung giờ cố định từ 9 - 12 giờ và 20 - 23 giờ, thu hút lượng lớn khách hàng đặt mua sản phẩm”.
Xác định TMĐT là kênh quảng bá hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa các sản phẩm vươn ra thị trường, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển TMĐT. Trong năm 2023, Sở Công Thương đã tổ chức thành công lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về TMĐT cho đội ngũ cán bộ, công chức, quản lý Nhà nước và kỹ năng ứng dụng TMĐT trong hoạt động thực tiễn của DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với khoảng 200 người tham gia. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TMĐT trên các phương tiện truyền thông, thông tin về kỹ năng ứng dụng TMĐT và giới thiệu về sàn giao dịch TMĐT tỉnh Thanh Hóa trên cổng thông tin điện tử của sở để kết nối, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa của các địa phương. Nhờ đó, chỉ số TMĐT (EBI) của Thanh Hóa năm 2023 đứng thứ 20 cả nước; doanh số TMĐT trong tổng mức bán lẻ, dịch vụ đạt 2,26%.
Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển TMĐT trên nền tảng số, Sở Công Thương đã ký hợp đồng chuyên môn với Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhằm triển khai Đề án Hỗ trợ DN trên địa bàn tỉnh bán hàng thông qua sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hỗ trợ các DN, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai ứng dụng TMĐT, thiết lập website riêng tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh và tiến hành giao dịch của đơn vị mình trên internet nhằm phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.
Bài và ảnh: Chi Phạm
Tin cùng chuyên mục
-
Bước chuyển trong cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến
17/01/2025 15:13:17 -
Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân
17/01/2025 15:09:10 -
“Chuyển đổi số không chỉ là cơ hội mà là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp”
17/01/2025 15:07:07 -
Chuyển đổi số ở xã miền núi Cẩm Thạch
14/01/2025 10:16:47
Triển khai công nghệ số trong xúc tiến thương mại
Khi dịch COVID-19 xảy ra, người dân không còn mặn mà với việc mua sắm tại cửa hàng mà chuyển qua hình thức online, chủ yếu là trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) và các trang mạng xã hội như facebook, tiktok, zalo... Nắm bắt được điều này, Công ty TNHH Đông y Quang Anh ở xã Quảng Khê (Quảng Xương) đã triển khai bán những đơn hàng đầu tiên trên sàn TMĐT Tiki và đạt được hiệu quả tích cực. Đến nay, công ty đã mở rộng thị phần online của mình qua nhiều nền tảng khác như lazada, tiktok shop, shopee... Nhờ đó, doanh thu từ các nền tảng online chiếm hơn 35% trên tổng số doanh thu chung của DN.
Giám đốc công ty Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ: “Mới đầu bán hàng trên môi trường số, không riêng gì DN của tôi mà nhiều DN khác cũng gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên sau một thời gian, tôi nhận thấy việc đưa các sản phẩm lên các nền tảng số có hiệu ứng rất tốt, vừa là cách truyền thông mới cho DN mà còn là kênh phân phối, bán hàng rất hiệu quả. Đây được xem như hồ sơ năng lực của mỗi DN, vì để xây dựng kênh trên các nền tảng số không hề đơn giản, phải có lộ trình và kế hoạch rõ ràng. Tháng vừa qua, DN đã đẩy mạnh chiến dịch truyền thông, mở rộng tương tác trên nền tảng tiktok shop bằng hình thức livestream với nhiều ưu đãi và quà tặng kèm, nhờ đó sau khi kết thúc phiên livestream, doanh thu đem lại lớn gấp đôi so với doanh thu cả tháng trước đó. Chính vì vậy, việc triển khai ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến thương mại là xu thế tất yếu và không thể thiếu trong thời đại số”.
Là ngành nghề ít ai nghĩ có thể bán trên các nền tảng số thì ngay tại làng rèn Tất Tác, xã Tiến Lộc (Hậu Lộc) có xưởng rèn dao thủ công Phúc Lộc của anh Đào Xuân Phúc đã thu hút rất nhiều khách hàng cả trong và ngoài tỉnh qua facebook và tiktok. Bắt tay vào xây dựng kênh từ năm 2023, đến nay trang fanpage của xưởng đã đạt gần 3.000 người theo dõi, trang tiktok đạt 6.000 người theo dõi cùng một số kênh phụ khác. Anh Phúc cho biết: “Hiện nay, cùng với việc đăng tải, bán hàng qua facebook, cơ sở còn livestream trực tiếp bán hàng 2 lần/ngày theo khung giờ cố định từ 9 - 12 giờ và 20 - 23 giờ, thu hút lượng lớn khách hàng đặt mua sản phẩm”.
Xác định TMĐT là kênh quảng bá hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa các sản phẩm vươn ra thị trường, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển TMĐT. Trong năm 2023, Sở Công Thương đã tổ chức thành công lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về TMĐT cho đội ngũ cán bộ, công chức, quản lý Nhà nước và kỹ năng ứng dụng TMĐT trong hoạt động thực tiễn của DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với khoảng 200 người tham gia. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TMĐT trên các phương tiện truyền thông, thông tin về kỹ năng ứng dụng TMĐT và giới thiệu về sàn giao dịch TMĐT tỉnh Thanh Hóa trên cổng thông tin điện tử của sở để kết nối, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa của các địa phương. Nhờ đó, chỉ số TMĐT (EBI) của Thanh Hóa năm 2023 đứng thứ 20 cả nước; doanh số TMĐT trong tổng mức bán lẻ, dịch vụ đạt 2,26%.
Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển TMĐT trên nền tảng số, Sở Công Thương đã ký hợp đồng chuyên môn với Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhằm triển khai Đề án Hỗ trợ DN trên địa bàn tỉnh bán hàng thông qua sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hỗ trợ các DN, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai ứng dụng TMĐT, thiết lập website riêng tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh và tiến hành giao dịch của đơn vị mình trên internet nhằm phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.
Bài và ảnh: Chi Phạm