Ý kiến thăm dò
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 2-8, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai các nhiệm vụ cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND tỉnh có các thành viên BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành chức năng.
Theo nhận định của ngành y tế và BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, khó đoán định ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước, đặc biệt là các tỉnh thành khu vực phía Nam.
Tại Thanh Hoá, từ ngày 27-4-2021 đến nay đã ghi nhận 94 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (cộng dồn); 11 ca tái dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (cộng dồn). Tuy nhiên, tại thời điểm này tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn cơ bản được kiểm soát, các ca bệnh đều được giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay từ đầu, hạn chế tối đa số trường hợp tiếp xúc F1, F2, không để lây lan diện rộng.
Để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trước diễn biến mới của dịch bệnh, tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận những nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền trong phòng, chống dịch; tình hình dịch bệnh tại các địa phương; vấn đề nắm bắt, rà soát công dân từ các tỉnh, thành phố có dịch trở về địa phương; phương án đón và đưa công dân đi cách ly tập trung ngay khi trở về đến địa phương; việc triển khai thực hiện Công điện số 23/CĐ-UBND, ngày 1-8-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về tạm dừng tiếp nhận công dân về từ vùng có dịch COVID-19 đang thực hiện giãn cách xã hội…
Đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để giữ vững thành quả phòng, chống dịch của tỉnh trong thời gian qua và xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu với phương châm “chống dịch như chống giặc”.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đỗ Minh Tuấn đánh gia cao sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả và sát với thực tiễn của BCĐ phòng, chống dịch các cấp; biểu dương những địa phương có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, trong huy động hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân vào cuộc khống chế và kiểm soát dịch bệnh.
Đồng chí yêu cầu các địa phương cần chia sẻ, học hỏi những bài học hay, kinh nghiệm quý trong công tác phòng, chống dịch. Bởi trong nhiệm vụ này ngoài thực hiện những nội dung mang tính nguyên tắc, việc linh hoạt xử lý các tình huống là hết sức quan trọng.
Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhấn mạnh: Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trên địa bàn, mặc dù tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát, nhưng nếu chúng ta không làm tốt, không làm chặt chẽ, không vào cuộc đồng bộ thì dịch bệnh sẽ bùng phát và lây lan ra cộng đồng bất cứ lúc nào. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các cấp, các ngành, các địa phương phải nâng cao hơn một bước trong toàn bộ các khâu phòng, chống dịch như cảnh báo, quản lý, xét nghiệm, cách ly, điều trị, tuyên truyền, xử phạt vi phạm quy định phòng, chống dịch…
Huy động các lực lượng, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là thôn, bản, khu phố, tổ COVID cộng đồng và mỗi người dân vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong phòng, chống dịch với phương châm “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi thôn, bản, xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố là một pháo đài vững chắc”.
Tập trung rà soát tất cả các khâu, các phương án, kịch bản, nếu còn kẻ hở, còn hạn chế phải có phương án khắc phục ngay. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng, chống dịch cũng cần phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, sát thực tiễn, điều kiện tình hình thực tế từng địa phương. Hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch bệnh trong khu cách ly tập trung, đặc biệt là không để phát sinh F0 trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương vừa làm tốt các khâu phòng, chống dịch, song cũng phải tranh thủ thời cơ để đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, phải siết chặt và tăng cường việc thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” của cơ quan y tế; chấn chỉnh, thắt chặt việc thực hiện đo thân nhiệt đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, đơn vị.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đề nghị các huyện, thị xã, thành phố triển thực hiện tốt nội dung Công điện số 23/CĐ-UBND, ngày 1-8-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh. Nắm chắc và thống kê danh sách công dân của địa phương mình đang đi làm ăn ở tỉnh ngoài, đặc biệt là ở các tỉnh đang có dịch. Qua thông tin liên lạc phải nắm trước được kế hoạch trở về địa phương của công dân đi làm ăn xa, từ đó có phương án xử lý ngay khi công dân về địa phương. Tuyệt đối không để công dân ở vùng dịch về nhà, tiếp xúc với người thân rồi mới đến cơ sở y tế khai báo.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương làm tốt công tác vận động, kêu gọi công dân không rời khỏi địa bàn hiện đang cư trú, tiếp tục ở lại theo tinh thần “ai ở đâu ở đấy”. Trong trường hợp công dân về địa phương, phải thực hiện xét nghiệm ngay, đây là nhiệm vụ hàng đầu cần phải thực hiện sớm và chính xác.
Liên quan đến công tác tổ chức cách ly tập trung, đồng chí đề nghị các địa phương chủ động, linh hoạt trong việc mở rộng các khu cách ly cả về quy mô và số lượng; làm tốt khâu giám sát trong khu cách ly và quản lý sau cách ly. Đối với người thực hiện cách ly tại nhà cũng phải được quản lý, giám sát chặt chẽ và bảo đảm các điều kiện theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
Các địa phương, đặc biệt là những địa phương trọng điểm như TP Thanh Hoá, thị xã Nghi Sơn… cần đẩy mạnh công tác xét nghiệm tầm soát và xác định rõ các nhóm đối tượng để xét nghiệm tầm soát. Đây là nhiệm vụ quan trọng và mang tính chiến lược nhằm hạn chế sự lây lan, bùng phát dịch bệnh.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Y tế sớm tham mưu kế hoạch tổ chức tiêm chủng khi nguồn vắc – xin được phân bổ về tỉnh trong đợt tới.
Ngoài ra, các hoạt động khác như công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm về phòng, chống dịch cũng phải được đẩy mạnh và triển khai quyết liệt hơn nữa. Các ngành, các địa phương phải làm tốt công tác phối hợp và phối hợp hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch. Thực hiện niêm yết công khai số điện thoại của các thành viên BCĐ phòng, chống dịch các cấp để các địa phương và các tầng lớp Nhân dân tiện theo dõi, cung cấp thông tin liên quan đến dịch bệnh phục vụ công tác quản lý, điều hành.
Dưới sự điều hành, quản lý trực tiếp của đồng chí Giám đốc Sở Y tế, khẩn trường thành lập 5 tổ phản ứng nhanh cấp tỉnh để chỉ đạo khoanh vùng, dập dịch, cách ly khi xuất hiện trường hợp F0; thành lập 50 tổ lấy mẫu lưu động (mỗi tổ 3 thành viên). Lực lượng nồng cốt của 50 tổ lấy mẫu lưu động là sinh viên Phân hiệu Trường Đại Y Hà Nội tại Thanh Hoá; sinh viên năm cuối Trường Cao Đẳng Y tế Thanh Hoá.
Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất trang bị máy xét nghiệm cho Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Lặc để giảm tải cho tuyến tỉnh cũng như tăng năng lực xét nghiệm, địa điểm xét nghiệm trong tỉnh. Đồng thời giao Sở Y tế chủ động phối hợp với các bệnh viện tư nhân có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư máy xét nghiệm để thực hiện xét nghiệm dịch vụ nhằm giảm tải cho các đơn vị công lập khi có tình huống cần thiết.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cũng thông tin thêm và thống nhất một số kiến nghị, đề xuất của các địa phương liên quan đến việc điều động nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ phòng, chống dịch khi cần thiết; về kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch; công tác xét nghiệm; việc tổ chức tiêm vắc – xin; vấn đề xử lý vi phạm quy định phòng, chống dịch…
Tin cùng chuyên mục
-
Cách tham gia tư vấn chăm sóc bệnh nhân COVID-19 qua Tổng đài 1022 của tỉnh Thanh Hoá
01/03/2022 23:04:42 -
triển khai Phương án quản lý, theo dõi và điều trị người nhiễm COVID-19 không triệu chứng tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn toàn xã;
18/02/2022 14:18:37 -
CẨM NGỌC GHI NHẬN 19 CA F0 NGÀY 11/02/2022
11/02/2022 16:29:38 -
thông báo điều chỉnh phương án tổ chức hoạt động vận tải hành khách từ Thanh Hóa đi/đến địa bàn Thành phố Hải Phòng và ngược lại..
21/01/2022 15:21:56
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 2-8, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai các nhiệm vụ cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND tỉnh có các thành viên BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành chức năng.
Theo nhận định của ngành y tế và BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, khó đoán định ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước, đặc biệt là các tỉnh thành khu vực phía Nam.
Tại Thanh Hoá, từ ngày 27-4-2021 đến nay đã ghi nhận 94 ca dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (cộng dồn); 11 ca tái dương tính với vi rút SARS-CoV-2 (cộng dồn). Tuy nhiên, tại thời điểm này tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn cơ bản được kiểm soát, các ca bệnh đều được giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay từ đầu, hạn chế tối đa số trường hợp tiếp xúc F1, F2, không để lây lan diện rộng.
Để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trước diễn biến mới của dịch bệnh, tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận những nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp uỷ, chính quyền trong phòng, chống dịch; tình hình dịch bệnh tại các địa phương; vấn đề nắm bắt, rà soát công dân từ các tỉnh, thành phố có dịch trở về địa phương; phương án đón và đưa công dân đi cách ly tập trung ngay khi trở về đến địa phương; việc triển khai thực hiện Công điện số 23/CĐ-UBND, ngày 1-8-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về tạm dừng tiếp nhận công dân về từ vùng có dịch COVID-19 đang thực hiện giãn cách xã hội…
Đồng thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để giữ vững thành quả phòng, chống dịch của tỉnh trong thời gian qua và xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu với phương châm “chống dịch như chống giặc”.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đỗ Minh Tuấn đánh gia cao sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả và sát với thực tiễn của BCĐ phòng, chống dịch các cấp; biểu dương những địa phương có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, trong huy động hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân vào cuộc khống chế và kiểm soát dịch bệnh.
Đồng chí yêu cầu các địa phương cần chia sẻ, học hỏi những bài học hay, kinh nghiệm quý trong công tác phòng, chống dịch. Bởi trong nhiệm vụ này ngoài thực hiện những nội dung mang tính nguyên tắc, việc linh hoạt xử lý các tình huống là hết sức quan trọng.
Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh nhấn mạnh: Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Trên địa bàn, mặc dù tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát, nhưng nếu chúng ta không làm tốt, không làm chặt chẽ, không vào cuộc đồng bộ thì dịch bệnh sẽ bùng phát và lây lan ra cộng đồng bất cứ lúc nào. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các cấp, các ngành, các địa phương phải nâng cao hơn một bước trong toàn bộ các khâu phòng, chống dịch như cảnh báo, quản lý, xét nghiệm, cách ly, điều trị, tuyên truyền, xử phạt vi phạm quy định phòng, chống dịch…
Huy động các lực lượng, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là thôn, bản, khu phố, tổ COVID cộng đồng và mỗi người dân vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong phòng, chống dịch với phương châm “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi thôn, bản, xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố là một pháo đài vững chắc”.
Tập trung rà soát tất cả các khâu, các phương án, kịch bản, nếu còn kẻ hở, còn hạn chế phải có phương án khắc phục ngay. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng, chống dịch cũng cần phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, sát thực tiễn, điều kiện tình hình thực tế từng địa phương. Hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch bệnh trong khu cách ly tập trung, đặc biệt là không để phát sinh F0 trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương vừa làm tốt các khâu phòng, chống dịch, song cũng phải tranh thủ thời cơ để đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới, phải siết chặt và tăng cường việc thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” của cơ quan y tế; chấn chỉnh, thắt chặt việc thực hiện đo thân nhiệt đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, đơn vị.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đề nghị các huyện, thị xã, thành phố triển thực hiện tốt nội dung Công điện số 23/CĐ-UBND, ngày 1-8-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh. Nắm chắc và thống kê danh sách công dân của địa phương mình đang đi làm ăn ở tỉnh ngoài, đặc biệt là ở các tỉnh đang có dịch. Qua thông tin liên lạc phải nắm trước được kế hoạch trở về địa phương của công dân đi làm ăn xa, từ đó có phương án xử lý ngay khi công dân về địa phương. Tuyệt đối không để công dân ở vùng dịch về nhà, tiếp xúc với người thân rồi mới đến cơ sở y tế khai báo.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương làm tốt công tác vận động, kêu gọi công dân không rời khỏi địa bàn hiện đang cư trú, tiếp tục ở lại theo tinh thần “ai ở đâu ở đấy”. Trong trường hợp công dân về địa phương, phải thực hiện xét nghiệm ngay, đây là nhiệm vụ hàng đầu cần phải thực hiện sớm và chính xác.
Liên quan đến công tác tổ chức cách ly tập trung, đồng chí đề nghị các địa phương chủ động, linh hoạt trong việc mở rộng các khu cách ly cả về quy mô và số lượng; làm tốt khâu giám sát trong khu cách ly và quản lý sau cách ly. Đối với người thực hiện cách ly tại nhà cũng phải được quản lý, giám sát chặt chẽ và bảo đảm các điều kiện theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
Các địa phương, đặc biệt là những địa phương trọng điểm như TP Thanh Hoá, thị xã Nghi Sơn… cần đẩy mạnh công tác xét nghiệm tầm soát và xác định rõ các nhóm đối tượng để xét nghiệm tầm soát. Đây là nhiệm vụ quan trọng và mang tính chiến lược nhằm hạn chế sự lây lan, bùng phát dịch bệnh.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Y tế sớm tham mưu kế hoạch tổ chức tiêm chủng khi nguồn vắc – xin được phân bổ về tỉnh trong đợt tới.
Ngoài ra, các hoạt động khác như công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm về phòng, chống dịch cũng phải được đẩy mạnh và triển khai quyết liệt hơn nữa. Các ngành, các địa phương phải làm tốt công tác phối hợp và phối hợp hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch. Thực hiện niêm yết công khai số điện thoại của các thành viên BCĐ phòng, chống dịch các cấp để các địa phương và các tầng lớp Nhân dân tiện theo dõi, cung cấp thông tin liên quan đến dịch bệnh phục vụ công tác quản lý, điều hành.
Dưới sự điều hành, quản lý trực tiếp của đồng chí Giám đốc Sở Y tế, khẩn trường thành lập 5 tổ phản ứng nhanh cấp tỉnh để chỉ đạo khoanh vùng, dập dịch, cách ly khi xuất hiện trường hợp F0; thành lập 50 tổ lấy mẫu lưu động (mỗi tổ 3 thành viên). Lực lượng nồng cốt của 50 tổ lấy mẫu lưu động là sinh viên Phân hiệu Trường Đại Y Hà Nội tại Thanh Hoá; sinh viên năm cuối Trường Cao Đẳng Y tế Thanh Hoá.
Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất trang bị máy xét nghiệm cho Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Lặc để giảm tải cho tuyến tỉnh cũng như tăng năng lực xét nghiệm, địa điểm xét nghiệm trong tỉnh. Đồng thời giao Sở Y tế chủ động phối hợp với các bệnh viện tư nhân có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư máy xét nghiệm để thực hiện xét nghiệm dịch vụ nhằm giảm tải cho các đơn vị công lập khi có tình huống cần thiết.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cũng thông tin thêm và thống nhất một số kiến nghị, đề xuất của các địa phương liên quan đến việc điều động nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ phòng, chống dịch khi cần thiết; về kinh phí hỗ trợ phòng, chống dịch; công tác xét nghiệm; việc tổ chức tiêm vắc – xin; vấn đề xử lý vi phạm quy định phòng, chống dịch…