Hiện nay bệnh Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi khi 100 % lợn bị nhiễm bệnh sẽ chết, khả năng lây lan cao và nhanh chóng, mà hiện nay trên thế giới chưa có vác sin chữa trị. Tại Việt Nam tính đến ngày 19/02/2019 tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình công bố phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên, nhưng đến ngày 09/3/2019 dịch đã lan ra 12 tỉnh, thành phố trong đó có tỉnh Thanh Hoá chúng ta.
Vậy Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là gì?
Bệnh dịch tả lợn Châu Philà một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn (gồm cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
Virus dịch tả lợn châu Phicó sức đề kháng cao, có thể tồn tại trong chất tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn như xúc xích, giăm bông, salami.
Virus có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, đặc biệt là trong các sản phẩm thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao nên virus có thể chịu được trong thời gian dài 3-6 tháng.
Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 70 phút hoặc ở 60°C trong 20 phút.
Lợn khỏi bệnh về lâm sàng có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Con đường lây bệnh cho lợn
1. Lợn có thể lây virus gây bệnh nguy hiểm khi tiếp xúc với lợn mắc bệnh từ nơi khác hoặc ủng, quần áo nhiễm khuẩn của con người.
2. Lây nhiễm qua thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn như: Thịt lợn tươi, thịt lợn đông lạnh, thịt chua, nem chua, giò chả, thịt hun khói, xúc xích, giăm bông và các sản phẩm chế biến từ thịt.
3. Dịch tả lợn Châu Phi cũng lây lan qua xe thu mua phân, xe lợn loại, xe mua lợn chết, xe cám, xe chở lợn con, xe thuốc, xe của công nhân, kỹ sư, xe các cấp lãnh đạo, xe chủ trại, xe khách thăm quan và xe chở vật dụng. Do đó, cần có xe tăng bo phân, phun sát trùng, cách ly kỹ đi đúng dịch tễ, xử lý lợn chết 100% tại trại.
4. Lây qua nguồn nước, trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi, bao gồm máng ăn lợn mẹ, máng ăn lợn con, vòi phối, ống tinh, đan nhựa, đan bê tông, mô tơ, máy bơm, dầu, mỡ, bi, trục, dây curoa và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, dịch cũng có thể tồn tại trong nước sông, suối, ao, hồ nên bà con chăn nuôi không sử dụng nước bề mặt, nếu bắt buộc sử dụng phải xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước sạch của nhà máy.
5. Qua vật chủ trung gian.
Mặc dù bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo khuyến cáo của OIE không lây sang người và các vật nuôi khác nhưng người và vật nuôi khác lại có thể mang mầm bệnh và lây nhiễm sang lợn. Cụ thể, bệnh lây lan qua ve hút máu, ruồi, muỗi, các loại bọ, chim, chuột, chó, mèo, trâu, bò, dê, cừu.
Biểu hiện khi lợn bị nhiễm bệnh.
Ở dạng cấp tính, con lợn có thể bị sốt cao nhưng không có triệu chứng đáng chú ý nào trong vài ngày đầu. Sau đó, lợn dần mất đi sự thèm ăn và trở nên chán nản.
Với con lợn da trắng, các chi có thể chuyển sang màu xanh tím, xuất huyết trên tai và bụng. Chúng run rẩy, thở bất thường, đôi khi ho, đứng không vững. Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, lợn bị hôn mê, sau đó chết.
Lợn nái mang thai khi nhiễm bệnh sẽ bị sảy thai. Lợn nhiễm trùng nhẹ hơn thì bị giảm cân, có các dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp.
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có lây sang người hay không?
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khẳng định, dịch bệnh này không gây bệnh trên người, nên người dân cần bình tĩnh, không hoang mang, lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.
Cách phòng bệnh.
Vậy để phòng và chống dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi cho gia súc, người chăn nuôi cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp như sau:
Mộtlàhạn chế khách tham quan, hạn chế cho thương lái vào khu vực chăn nuôi. Trong trường hợp phải đi vào chuồng nuôi cần phải thay trang phục và mang ủng hoặc giày dép của trại, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người, dụng cụ và phương tiện.
Hailà,cần tăng cường chăm sóc, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc. Thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần trong một tuần.
Balà,khi nhập gia súc về nuôi và khi xuất bán gia súc phải khai báo kiểm dịch với Trạm Thú y địa phương.
Trong khi tình hình dịch bệnh chưa ổn định thì hạn chế nhập mới gia súc về nuôi nhất là từ khu vực các tỉnh có nguy cơ cao. Trong trường hợp cần thiết thì chỉ nên nhập gia súc từ các trại chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch và có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y.
Bốnlà, nên sử dụng các sản phẩm thịt gia súc đã được cơ quan thú y kiểm dịch. Không mua và sử dụng các sản phẩm thịt gia súc không rõ nguồn gốc và không chế biến gần khu vực chăn nuôi.
Nămlà,khi phát hiện đàn gia súc có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm như sốt cao, bỏ ăn hàng loạt, ... hoặc gia súc có các triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả lợn châu Phi như đã nêu ở trên thì phải nhanh chóng báo cho chính quyền hoặc Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Đài truyền thanh phát mỗi ngày 2 lần sáng, chiều trong các ngày trong tuần. | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN Q. CHỦ TỊCH (Đã ký)
Bùi Văn Chương
|