Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
526897

XÃ CẨM NGỌC PHÁT HIỆN DỊCH TẢ LƠN CHÂU PHI

Ngày 10/06/2019 10:35:05

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ CẨM NGỌC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /UBND - VHTT

Cẩm Ngọc, ngày 10 tháng 6 năm 2019

THÔNG BÁO

Về việc phát hiện điểm dịch tả Lợn Châu phi tại xã Cẩm Ngọc và các biện pháp phòng chống lây lan trên diện rộng trong xã

Kính gửi các ông bà trưởng thôn trong xã

Thưa toàn thể bà con nhân dân trong xã.

Với diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu phi hiện nay trên địa bàn huyện Cẩm Thuỷ đang có chiều hướng lan nhanh, lan rộng.

Tính đến ngày 8/6/2018 công bố thêm xã Cẩm Ngọc có dịch tả lợn Châu phi, đưa tổng số các xã có dịch trong toàn huyện tăng lên là 6 xã; trong đó có xã Cẩm Ngọc.

Tại xã Cẩm Ngọc chúng ta, ngày 6/6/2019 phát hiện điểm lợn nhà ông Hà Văn Thành - thôn Song Nga, lợn có biểu hiện ốm và chết. BCĐ xã, huyện đã gửi mẫu máu đi xét nghiệm và đến ngày 08/6 kết quả cho thấy là đàn lợn nhà ông Thành dương tính với bệnh dịch tả Châu phi.

Từ đó BCĐ xã, huyện đã tiến hành lập biên bản và tiêu huỷ đàn lợn nhà ông Thành với số lượng là 15 con bằng tổng khôi lượng là trên 317 kg

Từ điểm phát hiện dịch đầu tiên tại xã và nhằm phòng ngừa bệnh lây lan trên diện rộng, UBND xã đã thành lập các chốt kiểm dịch tại thôn Song Nga và yêu cầu các chủ hộ chăn nuôi trong thôn thực hiện tốt các yêu cầu quy định trong phòng dịch. Bên cạnh đó khuyến cáo cho toàn thể các chủ hộ chăn nuôi, kinh doanh buôn bán thực phẩm thịt lợn trong xã nắm bắt và cần thực hiện tốt một số nội dung trong phòng chống dịch tả lợn Châu phi lây lan trên diện rộng tại xã như sau;

1. Đối với UBND xã:

- Thành lập Ban phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, có nhiệm vụ tuyên truyền, thông báo điểm phát dịch của xã để nhân dân nắm bắt và phòng ngừa.

- Thành lập các điểm chốt kiểm dịch tại các nơi phát dịch và nơi nghi vấn phát dịch trong toàn xã.

- Lập danh sách chủ hộ và số lượng lợn bị tiêu huỷ đề nghị cấp trên hỗ trợ theo quy định

- Chỉ đạo các nội dung về tiêu huỷ khi phát hiện dịch và các nội dung khác liên quan.

2. Đối với cấp uỷ, ban thôn:

- Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh thôn nội dung thông báo này để nhân dân nắm bắt.

- Tích cực nắm bắt tình hình đối với các chủ hộ chăn nuôi lợn để sớm phát hiện chiệu trứng của bệnh dịch và báo cáo BCĐ xã kịp thời để lấy mẫu xét nghiệm

- Thành lập tổ kiểm tra các chủ điểm buôn bán thịt lợn tại thôn, yêu cầu xuất trình giấy kiểm định về thịt không nhiễm bệnh, nếu chủ điểm không xuất trình giấy kiểm dịch an toàn thì lập biên bản báo cáo Ban chỉ đạo xã tịch thu tiêu huỷ.

3. Đối với các chủ hộ chăn nuôi lợn.

- Chủ động theo dõi lợn của của gia đình mình, khi có các triệu chứng và nghi bị nhiễm bệnh thì kịp thời báo cáo với Ban thôn, UBND xã để chính quyền kịp thời lấy mẫu xác định nguyên nhân.

* Chiệu trứng của bệnh

+ Ở dạng cấp tính, con lợn có thể bị sốt cao nhưng không có triệu chứng đáng chú ý nào trong vài ngày đầu. Sau đó, lợn dần mất đi sự thèm ăn và trở nên chán nản.

+ Với con lợn da trắng, các chi có thể chuyển sang màu xanh tím, xuất huyết trên tai và bụng. Chúng run rẩy, thở bất thường, đôi khi ho, đứng không vững. Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, lợn bị hôn mê, sau đó chết.

+ Lợn nái mang thai khi nhiễm bệnh sẽ bị sảy thai. Lợn nhiễm trùng nhẹ hơn thì bị giảm cân, có các dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp.

Biện pháp xử lý.

- Khi phát hiện lợn của gia đình mình có các triệu chứng và nghi bị nhiễm bệnh thì kịp thời báo cáo với Ban thôn, UBND xã để chính quyền kịp thời lấy mẫu xác định nguyên nhân và xử lý tiêu huỷ và lập hồ sơ đề nghị các cấp hỗ trợ theo quy định của tỉnh là 28.000 đ/kg..

- Tuyệt đối không giấu dịch; không được bán chạy, không giết mổ lợn khi chưa được cấp giấy xác thực; Không vận chuyển lợn từ nơi đang có dịch sang vùng không có dịch; Không vứt lợn chết ra môi trường, không dùng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để nuôi lợn.

- Khi mua thịt lợn phải yêu cầu có giấy xác thực lợn không bị lệnh mới mua.

Rất mong các cấp uỷ ban thôn và bà con nhân dân quan tâm và thực hiện.

Nơi Nhận;

- như k/g

- Lưu VP, HSVH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Bùi Văn Chương

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA BUỔI TIÊU HUỶ LỢN DỊCH

20190608_160751.jpg
(Lực lượng làm công tác bảo hộ)

IMG_20190610_100555.jpg

20190608_162549.jpg
(Đ/c Bùi Văn Chương - Chủ tịch UBND xã chỉ đạo công tác tiêu huỷ)


IMG_20190610_100537.jpg

IMG_20190610_100529.jpg
(Dùng máy cơ giới để chôn lấp)

Biên tập: Ngọc Hiếu
ảnh: Phạm Hành

XÃ CẨM NGỌC PHÁT HIỆN DỊCH TẢ LƠN CHÂU PHI

Đăng lúc: 10/06/2019 10:35:05 (GMT+7)

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ CẨM NGỌC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /UBND - VHTT

Cẩm Ngọc, ngày 10 tháng 6 năm 2019

THÔNG BÁO

Về việc phát hiện điểm dịch tả Lợn Châu phi tại xã Cẩm Ngọc và các biện pháp phòng chống lây lan trên diện rộng trong xã

Kính gửi các ông bà trưởng thôn trong xã

Thưa toàn thể bà con nhân dân trong xã.

Với diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu phi hiện nay trên địa bàn huyện Cẩm Thuỷ đang có chiều hướng lan nhanh, lan rộng.

Tính đến ngày 8/6/2018 công bố thêm xã Cẩm Ngọc có dịch tả lợn Châu phi, đưa tổng số các xã có dịch trong toàn huyện tăng lên là 6 xã; trong đó có xã Cẩm Ngọc.

Tại xã Cẩm Ngọc chúng ta, ngày 6/6/2019 phát hiện điểm lợn nhà ông Hà Văn Thành - thôn Song Nga, lợn có biểu hiện ốm và chết. BCĐ xã, huyện đã gửi mẫu máu đi xét nghiệm và đến ngày 08/6 kết quả cho thấy là đàn lợn nhà ông Thành dương tính với bệnh dịch tả Châu phi.

Từ đó BCĐ xã, huyện đã tiến hành lập biên bản và tiêu huỷ đàn lợn nhà ông Thành với số lượng là 15 con bằng tổng khôi lượng là trên 317 kg

Từ điểm phát hiện dịch đầu tiên tại xã và nhằm phòng ngừa bệnh lây lan trên diện rộng, UBND xã đã thành lập các chốt kiểm dịch tại thôn Song Nga và yêu cầu các chủ hộ chăn nuôi trong thôn thực hiện tốt các yêu cầu quy định trong phòng dịch. Bên cạnh đó khuyến cáo cho toàn thể các chủ hộ chăn nuôi, kinh doanh buôn bán thực phẩm thịt lợn trong xã nắm bắt và cần thực hiện tốt một số nội dung trong phòng chống dịch tả lợn Châu phi lây lan trên diện rộng tại xã như sau;

1. Đối với UBND xã:

- Thành lập Ban phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, có nhiệm vụ tuyên truyền, thông báo điểm phát dịch của xã để nhân dân nắm bắt và phòng ngừa.

- Thành lập các điểm chốt kiểm dịch tại các nơi phát dịch và nơi nghi vấn phát dịch trong toàn xã.

- Lập danh sách chủ hộ và số lượng lợn bị tiêu huỷ đề nghị cấp trên hỗ trợ theo quy định

- Chỉ đạo các nội dung về tiêu huỷ khi phát hiện dịch và các nội dung khác liên quan.

2. Đối với cấp uỷ, ban thôn:

- Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh thôn nội dung thông báo này để nhân dân nắm bắt.

- Tích cực nắm bắt tình hình đối với các chủ hộ chăn nuôi lợn để sớm phát hiện chiệu trứng của bệnh dịch và báo cáo BCĐ xã kịp thời để lấy mẫu xét nghiệm

- Thành lập tổ kiểm tra các chủ điểm buôn bán thịt lợn tại thôn, yêu cầu xuất trình giấy kiểm định về thịt không nhiễm bệnh, nếu chủ điểm không xuất trình giấy kiểm dịch an toàn thì lập biên bản báo cáo Ban chỉ đạo xã tịch thu tiêu huỷ.

3. Đối với các chủ hộ chăn nuôi lợn.

- Chủ động theo dõi lợn của của gia đình mình, khi có các triệu chứng và nghi bị nhiễm bệnh thì kịp thời báo cáo với Ban thôn, UBND xã để chính quyền kịp thời lấy mẫu xác định nguyên nhân.

* Chiệu trứng của bệnh

+ Ở dạng cấp tính, con lợn có thể bị sốt cao nhưng không có triệu chứng đáng chú ý nào trong vài ngày đầu. Sau đó, lợn dần mất đi sự thèm ăn và trở nên chán nản.

+ Với con lợn da trắng, các chi có thể chuyển sang màu xanh tím, xuất huyết trên tai và bụng. Chúng run rẩy, thở bất thường, đôi khi ho, đứng không vững. Trong vòng vài ngày sau khi nhiễm trùng, lợn bị hôn mê, sau đó chết.

+ Lợn nái mang thai khi nhiễm bệnh sẽ bị sảy thai. Lợn nhiễm trùng nhẹ hơn thì bị giảm cân, có các dấu hiệu viêm phổi, loét da và sưng khớp.

Biện pháp xử lý.

- Khi phát hiện lợn của gia đình mình có các triệu chứng và nghi bị nhiễm bệnh thì kịp thời báo cáo với Ban thôn, UBND xã để chính quyền kịp thời lấy mẫu xác định nguyên nhân và xử lý tiêu huỷ và lập hồ sơ đề nghị các cấp hỗ trợ theo quy định của tỉnh là 28.000 đ/kg..

- Tuyệt đối không giấu dịch; không được bán chạy, không giết mổ lợn khi chưa được cấp giấy xác thực; Không vận chuyển lợn từ nơi đang có dịch sang vùng không có dịch; Không vứt lợn chết ra môi trường, không dùng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để nuôi lợn.

- Khi mua thịt lợn phải yêu cầu có giấy xác thực lợn không bị lệnh mới mua.

Rất mong các cấp uỷ ban thôn và bà con nhân dân quan tâm và thực hiện.

Nơi Nhận;

- như k/g

- Lưu VP, HSVH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Bùi Văn Chương

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA BUỔI TIÊU HUỶ LỢN DỊCH

20190608_160751.jpg
(Lực lượng làm công tác bảo hộ)

IMG_20190610_100555.jpg

20190608_162549.jpg
(Đ/c Bùi Văn Chương - Chủ tịch UBND xã chỉ đạo công tác tiêu huỷ)


IMG_20190610_100537.jpg

IMG_20190610_100529.jpg
(Dùng máy cơ giới để chôn lấp)

Biên tập: Ngọc Hiếu
ảnh: Phạm Hành

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa